Chốn rừng thiêng gió hú Gia Lai đang ngày càng thay da đổi thịt, không những bạt ngàn thắng cảnh mà còn có những công trình kiến trúc đặc sắc, thu hút rất nhiều khách du lịch Gia Lai tự túc. Đến đây ngay với những kinh nghiệm mà tinhgialai.vn chia sẻ để hòa vào không khí của Phố Núi hùng vĩ, bình yên.
Vẻ đẹp Phố Núi
Gia Lai không những nổi tiếng bởi những con người kinh doanh giỏi, cầu thủ bóng đá hay, các cô gái xinh đẹp mà còn có những thắng cảnh hùng vĩ, rộng lớn, không khí trong lành, êm ả, món ăn hấp dẫn, tuyệt vời,… vừa phóng khoáng vừa e ấp như một thiếu nữ đôi mươi ở vùng sơn cước.
Gia Lai mùa nào đẹp nhất?
Khí hậu Gia Lai được chia ra 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Vào mùa mưa (tháng 5 đến tháng 10 hằng năm), lượng mưa tương đối lớn. Vì thế, đường trở nên lầy lội, khó đi, không thích hợp để bạn tham quan, khám phá.
Bạn nên đi vào tháng 11, 12, bởi lúc này lúa chín vàng trên nương đồi, hoa dã quỳ nở rộ khắp nơi. Nó biến nơi đây thành một thảm lụa vàng xinh tươi, thơ mộng. Và đây cũng là lúc các lễ hội lớn diễn ra, khách du lịch Gia Lai tự túc có thể hòa mình vào không khí nhộn nhịp nơi đây.
Bạn cũng có thể đi vào tháng 3 để chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh khôi của những đóa hoa trắng nổi bật giữa rừng Cafe xanh ngắt cùng đàn bướm vàng bay đầy trời, nô đùa trong làn gió đất Gia Lai.
Đi đâu?
1. Hồ T- Nưng
Địa chỉ: Xã Biển Hồ, Tp. Pleiku, Gia Lai
Giờ mở cửa: Cả ngày
Nếu ai đi du lịch Gia Lai tự túc thì nhất định phải thăm Hồ T’Nưng. Đây là một thắng cảnh cực kì đẹp mắt, yên bình ở xứ sở cao nguyên. Hơi thở dịu nhẹ của hồ nước rộng lớn, xanh ngắt được rừng núi ôm trọn vào lòng. Đó là giấc ngủ của một nàng thơ dịu dàng bên cạnh người yêu. Vì diện tích hồ rất lớn nên người ta hay gọi là biển- biển trên núi.
2. Thác Xung Khoeng
Địa chỉ: Là Drăng, Chư Prông, Gia Lai
Giờ mở cửa: Cả ngày
Thác Xung Khoeng cách thành phố Pleiku 30km, đi về phía nam. Với độ cao 40m, nước ở đây chảy xiết, tung bọt trắng xóa cả khoảng không rộng lớn. Giữa rừng nguyên sinh rộng lớn, bầu trời xanh thẳm, gió Tây Nguyên lồng lộng, thác nước chảy từ trên cao xuống mặt nước bằng phẳng trải dài vô tận. Hai bên bờ những triền đá phủ nhẹ 1 lớp rêu phong đang nhấp nhô và uốn lượn, vô cùng đẹp mắt, khiến khách du lịch Gia Lai tự túc bất giác yêu Thác Xung Khoeng lúc nào không hay.
3. Núi Hàm Rồng
Địa chỉ: Xã Chư HDroong, Tp Pleiku, Gia lai
Giờ mở cửa: Cả ngày
Phố Pleiku là Phố núi và Núi Hàm Rồng là ngọn núi đặc biệt nhất trong tất cả các ngọn núi. Đây là nơi vừa thú vị, vừa gần gũi, khó lòng mà tả hết được. Đã đến Hàm Rồng, hãy một lần lên đứng trên đỉnh của ngọn núi, phóng tầm mắt ra xa để thấy hết thành phố Pleiku. Dù là ban ngày hay ban đêm, cảnh sắc thấy được hôm nay sẽ khiến khách du lịch Gia Lai tự túc cả đời không quên.
4. Núi Lửa Chư Đăng Ya
Địa chỉ: Làng Plơi Iagri, Xã Chư Đăng Ya, Huyện Chư Păh, Gia Lai
Giờ mở cửa: Cả ngày
Nếu khách du lịch Gia Lai tự túc muốn chọn một nơi vừa yên bình vừa hùng vĩ, có thể hòa mình vào không gian hoa cỏ dại rực rỡ, những cây cổ thụ hoang sơ thì núi lửa Chư Đăng Ya là sự lựa chọn tuyệt vời nhất. Về với Chư Đăng Ya để thả hồn mình vào bản tình ca nhẹ nhàng, thơ mộng. Chư Đăng Ya là ngọn núi lửa đã “ngủ yên” triệu năm, với lớp đất bazan màu mỡ. Nó phủ trên mình những mảnh ruộng nông sản xanh ngắt và những bông hoa dã quỳ ngập sắc vàng trong những ngày đầu thu, tạo nên cảnh sắc vừa yên bình vừa hoang dã.
5. Quảng Trường Đại Đoàn Kết
Địa chỉ: 142 Lê Lợi, Hoa Lư, TP Pleiku, Gia Lai
Giờ mở cửa: Cả ngày
Nếu Quảng trường Ba Đình là trái tim của thủ đô Hà Nội thì Quảng Trường Đại đoàn kết là trái tim của thành phố PLeiku, Gia Lai. Có thể nói, đây là công trình kiến trúc có ý nghĩa rất đặc biệt về chính trị- văn hóa. Nó là nơi hội tụ, kết tinh của văn hóa Tây Nguyên, là niềm tự hào của dân tộc. Khách du lịch Gia Lai tự túc nên đến Quảng trường vào mùa xuân. Bởi, đây là lúc cây xanh đâm chồi nảy lộc, trăm hoa đua nở, và cũng là lúc các lễ hội diễn ra nhiều nhất.
Uống gì?
1. Café Thu Hà
Địa chỉ: 9 Nguyễn Thái Học, P. Hội Thương, Thành phố Pleiku, Gia Lai
Giờ mở cửa: Cả ngày
Giá: 20.000 – 30.000
Không quá cầu kì về không gian, Thu Hà thu hút khách bằng chính sản phẩm mà mình tạo ra. Cafe nơi đây là quán tự trồng, chế biến và bán theo dây chuyền khép kín, nức tiếng gần xa. Xuất hiện từ những năm 70 của thế kỉ XX đến nay, Thu Hà đã để lại một dấu ấn lớn trong lòng người yêu café trong nước và quốc tế. Dù người ở đâu đi chăng nữa, chỉ cần đem lòng yêu hương vị café nguyên chất thì sẽ biết đến Thu Hà.
2. Café Cuội
Địa chỉ: 62 Đống Đa, P. Diên Hồng, Thành phố Pleiku, Gia Lai
Giờ mở cửa: 07:00 – 22:00
Giá: 15.000 – 33.000
Cuội là quán café giống lâu đài cổ tích thời xa xưa. Đi xung quanh Cuội, bạn sẽ thấy những hoa cỏ nhỏ đung đưa qua lại, những con suối nhân tạo chảy róc rách không ngừng, bên cạnh có hồ Đức An rộng lớn phẳng lặng… tạo nên không gian thoáng đãng và mơ mộng. Hơn nữa, phòng nghe nhạc của Cuội khá ấm cúng. Khán phòng xây dưới lòng đất, tạo sự yên tĩnh tuyệt đối, để khi vang lên những ca từ vang vọng một thời như: đường xa ướt mưa, nồng nàn cao nguyên, bóng mây qua thềm,… có thể khiến lòng người du lịch Gia Lai tự túc lắng lại những xúc cảm sâu xa.
3. Java Café
Địa chỉ: 170 Nguyễn Tất Thành, Phù Đổng, Thành phố Pleiku, Gia Lai
Giờ mở cửa: 06:30 – 22:00
Giá: 12.000đ – 35.000đ
Java nằm ở trung tâm thành phố. Đây là quán Café nổi tiếng về không gian “độc nhất vô nhị” tại Gia Lai. Đến Java, khách du lịch Gia Lai tự túc sẽ được quan sát toàn cảnh thành phố trên cao. Không gian trải rộng 360 độ và tường được làm từ kính trong suốt, đảm bảo tầm nhìn và xúc cảm chân thật nhất.
(Tạp chí Du lịch) – Gia Lai nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, có vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị và quốc phòng – an ninh. Với nguồn tài nguyên phong phú, khí hậu ôn hòa, văn hóa bản địa đặc sắc, con người thân thiện, mến khách…, Gia Lai đã và đang trở thành một trong những địa phương giàu tiềm năng phát triển, đặc biệt là du lịch.
Ăn gì khi du lịch Gia Lai tự túc?
1. Bún Cua Thúi (Bún Mắm Cua)
Bún cua, bún rêu cua thì chắc chắn nhiều khách du lịch Gia Lai tự túc đã từng ăn nhưng bún cua thúi thì rất lạ phải không? Gọi là bún cua thúi hay bún mắm cua bởi vì hương vị đặc trưng của nó. Món ăn chủ yếu đến từ nước cua đồng sau khi giã, ủ thối rồi nấu lên với măng luộc, kết hợp cùng với bún, thịt ba chỉ, bánh phồng tôm, da heo chiên giòn, tóp mỡ cháy giòn, hành phi và mắm nêm.
2. Phở Khô
Đi du lịch Gia Lai tự túc sẽ thật thiếu sót nếu bạn không thưởng thức món phở khô nơi đây. Khi đến quán, bạn gọi 1 tô phở khô sẽ có thêm một tô nước dùng đi kèm để tăng thêm độ đậm đà cho món ăn. Vì thế người dân ở đây còn gọi bún phở khô là “bún 2 tô” là như thế. Khi ăn phở khô Gia Lai, bạn chú ý bỏ ít tóp mỡ, rau giá, hành ngò, xà lách, húng quế,… để có một tô phở đúng chất. Ngoài ra, người ăn còn có thể thêm tương nâu, xì dầu để điều chỉnh độ mặn nhạt tùy thích.
3. Gà Nướng Cơm Lam
Tây nguyên là nơi sinh sống của nhiều dân tộc ít người. Người dân ở vùng đất lạnh rất yêu thích các món nướng bên ly rượu cần. Và món gà nướng, cơm lam là món ăn mang tính chất hoang dã của núi. Và đây cũng là món nhậu tuyệt vời nhất. Món ăn được chế biến theo kiểu giản dị, các nguyên liệu chủ yếu lấy từ núi rừng. Là niềm tự hào của người dân địa phương, gà nướng, cơm lam thường dùng để giới thiệu cho khách du lịch Gia Lai tự túc từ phương xa tới. Độ ngon của món ăn này là điều không thể bàn cãi.
4. Lụi Nướng
Tương tự như thịt xiên nướng ở miền bắc, người dân ở vùng đất đỏ bazan có một món ăn rất độc đáo- đó là lụi nướng. Lụi nướng Gia Lai là món ăn đơn giản nhưng có thể khiến bạn ăn không thể ngừng. Thịt xay và nấm mèo cuốn trong bánh tráng rồi xiên vào que, nướng đều trên than bếp hồng. Khi ăn vỏ bánh giòn tan trong miệng, nhân đậm đà nóng hổi. Nếu chấm thêm ít tương me hoặc tương đậu, thì bất kì khách du lịch Gia Lai tự túc nào cũng không cưỡng lại được.
Khách sạn giá rẻ ở Gia Lai?
Đã là khách sạn giá rẻ thì không thể đòi hỏi quá cao như các khách sạn 5 sao mà chỉ cần đầy đủ tiện nghi, vừa tầm giá là được. Và sau đây là những khách sạn như thế.
1. Khách sạn Thiên Đường Xanh
Địa chỉ: Hồ Diên Hồng, Đường Thống Nhất, Pleiku, Gia Lai
Giá tham khảo: Từ 300.000đ/đêm
Không phải là khách sạn nhiều tầng nhưng Thảo Nguyên Xanh có không gian rất rộng rãi, thoáng mát, thiên nhiên hài hòa, cảnh vật xanh tươi. Nơi đây, chắc chắn là sự lựa chọn hàng đầu về các khách sạn giá rẻ. Nó có thể cho khách du lịch Gia Lai tự túc cảm giác thoải mái, thư giãn nhất.
2. Khách sạn Hoàng Ngọc
Địa chỉ: 69 Tăng Bạt Hổ, Pleiku, Gia Lai
Giá tham khảo: Từ 400.000đ/đêm
Nằm ngay trung tâm thành phố Pleiku, Hoàng ngọc chỉ cách sân bay khoảng 15 phút đi xe. Khá gần các thắng cảnh như Biển Hồ, Đồng Xanh, đây là khách sạn đáng để bạn bỏ tiền. Thiết kế hiện đại cùng các trang thiết bị tiên tiến, nơi đây chắc chắn sẽ khiến bạn hài lòng trong chuyến du lịch Gia Lai tự túc này.
3. Khách sạn Hoàng Vũ Biển Hồ
Địa chỉ: 1035 Phạm Văn Đồng, Pleiku, Gia Lai
Giá tham khảo: Từ 300.000đ/đêm
Là khách sạn có trang bị phòng karaoke, phòng xông khô, sân chơi dành cho trẻ em, Hoàng Vũ cho phép bạn có những giây phút xả stress bên cạnh bạn bè và người thân. Không những thế, View ở đây rất đẹp. Khách du lịch Gia Lai tự túc có thể ngắm cảnh núi non hùng vĩ bên Biển Hồ lai láng.
4. Khách sạn Elegant
Địa chỉ: 64 Nguyễn Tất Thành, Pleiku, Gia Lai
Giá tham khảo: Từ 400.000đ/đêm
Elegant Pleiku là khách sạn khá sang trọng và phục vụ rất tận tình, chu đáo. Dù mới đạt 2 sao nhưng chất lượng thì hơn hẳn. Ngoài các thiết bị hiện đại tạo nên sự tiện nghi cho khách sạn, còn có nhiều dịch vụ như thuê xe, giặt là, hướng dẫn khách du lịch Gia Lai tự túc,… đem lại sự thuận lợi cho khách hàng.
Di chuyển bằng phương tiện gì?
Đi du lịch Gia Lai tự túc bạn có thể đi bằng nhiều phương tiện khác nhau. Nếu xuất phát từ Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể đi bằng máy bay đến thành phố Pleiku. Tuy nhiên, vé tuyến này khá đắt nên bạn chú ý đặt vé sớm nhé.
Xe khách:
- Xuất phát từ Hà Nội: Quân Trung, Hồng Hải, Việt Hưng, Đắk Pơ là các hàng xe xuất phát từ bến xe Giáp Bát vào Pleiku. Bạn có thể đặt vé các nhà xe này.
- Xuất phát từ Thành phố Hồ Chí Minh: Bạn có thể đi xe Hoa Châu, Tứ Loan, Phú Hưng, Nam Phong, Cô Hai, Thuận Hưng, Việt Tân Phát. Sau 8 tiếng khởi hành, bạn sẽ đến nơi.
Đi bằng máy bay
Hiện tại có các đường bay từ Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM; với mật độ khoảng 1 chuyến/ngày. Sân bay Pleiku cách trung tâm thành phố khoảng 4km, nên bạn có thể dễ dàng di chuyển về thành phố bằng taxi. Các chuyến bay tới Gia Lai thường có giá cao hơn so với các tỉnh thành Tây Nguyên khác nên nếu có dự định đi du lịch Gia Lai thì bạn nên đặt trước để có giá tốt nhé. Phương án này giúp các bạn tiết kệm được thời gian di chuyển rất nhiều đấy.
Đi bằng phương tiện cá nhân
Từ TP.HCM hay những tỉnh gần Gia Lai, các bạn có thể lựa chọn phương tiện cá nhân như xe máy hoặc ô tô để thoải mái trong quá trình vừa di chuyển vừa khám phá.
+ Tuyến thứ nhất với quảng đường chỉ khoảng 635km và dành cho cả người đi xe máy lẫn ô tô: Từ nội thành TP.HCM bạn xuất phát theo hướng cầu Sài Gòn rồi đi vào xa lộ Hà Nội đi thẳng theo đường Võ Nguyên Giáp. Bạn đi hết đường Võ Nguyên Giáp khoảng đến ngã ba Dầu Giây rồi rẽ trái vào quốc lộ 20. Tiếp đó bạn chạy thẳng theo hướng đường quốc lộ 20 đến địa phận tỉnh Lâm Đồng. Từ Lâm Đồng, bạn tiếp tục đi theo hướng quốc lộ 27 đến Buôn Ma Thuột. Từ thành phố Buôn Ma Thuột, bạn hành trình tiếp theo hướng quốc lộ 14 khoảng 110km nữa là đến địa phận tỉnh Gia Lai.
+ Tuyến thứ hai dài khoảng 645 km và chỉ dành cho ô tô:: Từ trung tâm thành phố Hồ Chí Minh bạn đi theo hướng hầm Thủ Thiêm, sau đó tiến vào cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây. Đi hết đường cao tốc, bạn rẽ trái đi vào quốc lộ 1 rồi rẽ phải vào quốc lộ 20 đến địa phận tỉnh Lâm Đồng. Từ đây bạn tiếp tục đi theo hướng chỉ dẫn như của tuyến đường thứ nhất đến Gia Lai.
Bạn nên lưu ý đường ở các tỉnh Tây Nguyên khá hẹp, nhiều đèo, dốc, cần chú ý tốc độ, tầm nhìn và cẩn thận với xe khách ngược chiều chạy ẩu. Nên mang đầy đủ giấy tờ xe, chấp hành đúng luật giao thông đường bộ, chạy đúng tốc độ quy định (có khá nhiều trạm kiểm tra tốc độ)..
Phương tiện di chuyển tại Gia Lai
@tanthinh300393
Để di chuyển trong thành phố Pleiku và ra các khu vực lân cận, các bạn có thể lựa chọn đi taxi, thuê ô tô (nếu đi nhóm lớn), thuê xe máy hoặc đi xe bus.
– Đi bằng xe bus
Từ thành phố Pleiku các bạn có thể đi xe bus sang các huyện khác như An Khê, Kon Tum, Pleiku, La Grai, Đức Cơ, Chư Sê, Chư Puh, Chư Prong. Giá vé xe bus từ 10k – 35k tùy tuyến, bắt xe tại các trạm xe bus trên đường Trần Phú và Hùng Vương.
– Đi bằng taxi
Ở Pleiku có một vài hãng taxi như Mai Linh, Hùng Nhân, Huy Hoàng, Phú Quý, Tre Xanh. Các hãng taxi đều có giá gần như nhau, không chênh lệch nhiều và taxi đỗ nhiều ở khu vực trung tâm, các bạn có thể gọi ngay mà không cần gọi điện thoại tới hãng. Khi đi tới những khu vực xa thành phố các bạn nên hỏi trước thông tin, thỏa thuận về giá cả, các loại phí nếu có với tài xế. Nên hỏi thông tin trước ở hãng xe để tránh bị tính nhiều loại phí hơn mức quy định.
– Thuê ô tô và xe máy
Nếu các bạn đi một nhóm lớn các bạn nên thuê xe ô tô để di chuyển từ địa điểm này sang địa điểm khác. Đối với ô tô, tốt nhất, các bạn hỏi thuê ngay tại khách sạn mình ở. Hầu hết các khách sạn đều có liên kết với một công ty cho thuê xe du lịch và họ sẽ phục vụ bạn một cách nhiệt tình. Các khách sạn ở Pleiku thường đều có dịch vụ cho thuê xe máy, giá khoảng 150k – 200k/ngày tùy loại xe, xăng tự đổ. Theo cá nhân mình giá thuê xe máy ở đây khá đắt so với một vài thành phố du lịch khác. Dịch vụ thuê xe máy ở Pleiku cũng phổ biến nên dân du lịch bụi thường đến Pleiku và thuê xe máy di chuyển sang các huyện, các tỉnh lân cận.
Danh lam thắng cảnh TẠI TỈNH GIA LAI
Thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho mảnh đất Gia Lai tiềm năng du lịch sinh thái phong phú với những khu rừng nguyên sinh có hệ sinh thái động, thực vật đa dạng, những dòng sông quanh co chảy xiết và những hồ nước mênh mông phẳng lặng. Vùng đất này còn được tô điểm thêm bởi những cánh rừng cao su, đồi chè, cà phê bạt ngàn và những công trình thủy điện quốc gia được mệnh danh là kỳ tích trên cao nguyên đất đỏ.
1. Biển Hồ
Biển Hồ nằm ở phía Tây Bắc thành phố Pleiku, cách trung tâm thành phố khoảng 7km theo quốc lộ 14. Với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, Biển Hồ được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam tôn vinh là một trong 5 hồ nước đẹp nhất và được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cấp bằng Di tích danh thắng vào ngày 16/11/1988.
Biển Hồ nguyên là một miệng núi lửa ngừng hoạt động đã hàng trăm triệu năm. Hồ có hình bầu dục, có độ sâu từ 20 – 40m, diện tích chừng 230ha, nước hồ quanh năm đầy ắp, xanh trong. Nguồn lợi tự nhiên mà Biển Hồ mang lại vô cùng to lớn và quan trọng, nhất là đối với vùng cao nguyên ở độ cao gần 1.000m so với mặt biển. Đây không chỉ là nguồn cung cấp nước sinh hoạt mà còn cung cấp cho nhân dân trong vùng hàng trăm tấn tôm, cá… mỗi năm.
Biển Hồ xứng đáng là viên ngọc bích giữa mênh mông đất đỏ Tây Nguyên, là danh thắng không thể bỏ qua khi đến Pleiku.
2. Quảng trường Đại Đoàn Kết Pleiku
Nằm trên đường Trần Hưng Đạo, tiếp giáp 3 con đường Lê Lợi, Anh Hùng Núp và Lý Tự Trọng với khuôn viên rộng 12ha, Quảng trường Đại Đoàn Kết là công trình văn hóa có ý nghĩa lịch sử và nhân văn. Đây là địa điểm tổ chức các sự kiện quan trọng của tỉnh, là địa điểm vui chơi hàng ngày của nhân dân. Công trình được công nhận đạt 3 kỷ lục Việt Nam là tượng đài Bác Hồ lớn nhất Việt Nam, bức phù điêu bằng đá lớn nhất Việt Nam và giàn cồng chiêng bằng đồng lớn nhất Việt Nam.
3. Học viện Hoàng Anh Gia Lai JMG
Học viện bóng đá Hoàng Anh Gia Lai JMG thuộc xã Chư Hdrông, thành phố Pleiku. Học viện nằm trên quốc lộ 14, cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 12km về phía Nam. Được thành lập từ năm 2007, đến nay Học viện đã đào tạo ra nhiều cầu thủ tài năng, trở thành trụ cột cho đội tuyển quốc gia Việt Nam. Đây là địa điểm tham quan yêu thích của du khách và người hâm mộ bóng đá.
4. Công viên Văn hóa Đồng Xanh
Từ trung tâm phố núi Pleiku, dọc theo quốc lộ 19 khoảng 10km là du khách đã đến với Công viên Văn hóa Đồng Xanh. Với diện tích khoảng 8ha, Công viên Văn hóa Đồng Xanh nằm trải dài trên cánh đồng lúa nước An Phú. Khi đến với Công viên Văn hóa Đồng Xanh, điều đầu tiên mà du khách nhìn thấy là tượng hai chú voi làm bằng đá – tượng trưng cho vùng đất Tây Nguyên. Đi tiếp vào bên trong, du khách sẽ bắt gặp một hệ thống nhà nghỉ bungalow được xây dựng bên hồ cá, vườn hoa để phục vụ du khách có nhu cầu ở lại qua đêm. Trong khuôn viên công viên còn có nhiều công trình khác như: công viên nước và hồ tạo sóng đầu tiên ở Tây Nguyên, hồ sen với những hòn non bộ được xếp đặt rất đẹp, khu vườn với nhiều chim muông, thú. Đặc biệt, đi giữa khu Đồng Xanh đầy kỳ hoa dị thảo này, du khách còn được chiêm ngưỡng cây cổ thụ hóa thạch hơn 1 triệu năm tuổi lớn nhất Việt Nam, được tham quan bức tượng Vua Nước (Pơ Tau Ia) và một số công trình kiến trúc khác mang đậm màu sắc Tây Nguyên. Bên cạnh những công trình mang đậm bản sắc văn hóa Tây Nguyên, Công viên Văn hóa Đồng Xanh cũng được đầu tư xây dựng nhiều hạng mục công trình văn hóa tâm linh hướng về cội nguồn.
5. Núi lửa Chư Đang Ya
Núi lửa Chư Đang Ya thuộc địa phận làng Ia gri, xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh. Đây là ngọn núi lửa đã ngưng hoạt động hàng triệu năm, miệng núi lửa có hình phễu. Núi lửa Chư Đang Ya ẩn mình giữa bốn bề núi non trùng điệp, âm thầm, lặng lẽ nhưng tràn đầy sức sống. Dấu tích của nham thạch qua hàng triệu năm để lại cho Chư Đang Ya là một vùng đất đỏ bazan màu mỡ, trù phú. Tạo điểm nhấn cho ngọn núi là sự hòa quyện của những loài hoa, cỏ dại và mỗi mùa, ngọn núi sẽ có những nét đẹp riêng. Vào mùa mưa, Chư Đang Ya được bao phủ bởi màu xanh bạt ngàn của những ruộng khoai lang, khoai môn hay cây dong riềng. Đến mùa khô, hàng vạn đóa dã quỳ bung nở trên sườn núi làm mê mẩn lòng người. Từ đây đi thêm khoảng 3km nữa du khách sẽ đến xã Tân Sơn (thành phố Pleiku) để thưởng thức món gà nướng đã trở thành thương hiệu đặc trưng của vùng đất này.
6. Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng
Nằm giữa khu rừng nguyên sinh trong vùng chuyển tiếp giữa Trường Sơn Đông và Trường Sơn Tây, Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng được đánh giá có diện tích rừng che phủ xấp xỉ 99%, có giá trị đặc biệt về khoa học với hệ sinh thái đa dạng, quý hiếm với 546 loại thực vật bậc cao, trong đó có 18 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam và 7 loài được ghi trong Sách Đỏ thế giới. Cùng với sự đa dạng về hệ sinh thái vùng nhiệt đới, Kon Chư Răng còn được thiên nhiên hào phóng ban tặng nhiều thắng cảnh hùng vĩ. Hệ thống thác nước tại đây được xếp vào bậc nhất quốc gia, trong đó có 12 ngọn thác có độ cao từ 10m trở lên. Với những tiềm năng và lợi thế của cảnh quan và hệ sinh thái, Kon Chư Răng có thể phát triển nhiều loại hình tiềm năng về du lịch, nhất là du lịch sinh thái.
7. Vườn quốc gia Kon Ka Kinh
Vườn quốc gia Kon Ka Kinh có diện tích 41.780ha nằm về phía Đông Bắc tỉnh Gia Lai, cách thành phố Pleiku khoảng 50km. Đây là điểm du lịch sinh thái lý tưởng, rất thích hợp với du khách có nhu cầu nghỉ ngơi, an dưỡng và nghiên cứu khoa học. Với tổng diện tích khoảng gần 42.000ha, Vườn quốc gia Kon Ka Kinh là nơi duy nhất ở Việt Nam có kiểu rừng hỗn giao bao gồm các loài cây lá rộng và lá kim. Ngoài ra, còn có các loài cây quý hiếm như pơ-mu, trắc, chò đãi, kim giao… Theo thống kê chưa đầy đủ, trong vùng hiện có trên 652 loài thực vật (trong đó, khoảng 110 loài có thể dùng làm dược liệu), 42 loài thú, 160 loài chim, hơn 51 loài bò sát, ếch nhái và gần 210 loài bướm. Đặc biệt, Kon Ka Kinh còn là nơi cư ngụ của nhiều loài thú quý hiếm, trong đó có nhiều loài nằm trong Sách Đỏ, đặc biệt là loài voọc chà vá chân xám – một trong những loài linh trưởng đẹp nhất thế giới.
CÁC Di tích Lịch sử – Văn hóa TẠI GIA LAI
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, vùng đất Gia Lai vẫn giữ cho mình một nền văn hóa truyền thống đặc trưng với những di tích lịch sử mang đậm dấu ấn của một vùng đất anh hùng như: Quần thể di tích Tây Sơn Thượng Đạo, Khu di tích căn cứ địa cách mạng Khu 10, Nhà tù Pleiku, thung lũng Ia Đrăng…
1. Chùa Minh Thành
Chùa Minh Thành là một quần thể kiến trúc Phật giáo rộng lớn tọa lạc trên ngọn đồi thoai thoải ở phía Tây Nam của thành phố. Đây là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất ở Tây Nguyên. Nó không chỉ là niềm tự hào của người dân phố núi mà còn là địa điểm tham quan không thể bỏ qua của du khách khi đến đây. Bên trong chánh điện là bàn thờ Phật dài 6m và cao 1,2m; bốn pho tượng Phật Bà nghìn tay nghìn mắt với chiều cao 8m, bề ngang 3,5m được đặt ở 4 góc của chánh điện; các tượng Phật được bài trí áp vách với hơn 3.000 bức tượng. Đặc biệt có 18 bức tượng La Hán được làm hoàn toàn từ gỗ mít, mỗi bức tượng cao 1,3m, nặng gần 300kg, tất cả đều được sơn vàng rất hài hòa và đẹp mắt. Với kiến trúc độc đáo, vẻ đẹp uy nghiêm, hàng năm, chùa Minh Thành đón hàng nghìn lượt khách tham quan và dâng hương. Trong nắng chiều vàng nhạt nơi phố núi mờ sương, tiếng chuông chùa văng vẳng xa xăm, đem đến sự bình an cho tâm hồn của du khách khi chiêm bái, vãn cảnh chùa.
2. Chùa cổ Bửu Minh
Tọa lạc tại xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh, cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 13km về phía Bắc, chùa Bửu Minh là một trong những ngôi chùa lâu đời tại Gia Lai. Sau nhiều lần trùng tu đến nay, chùa Bửu Minh có kiến trúc hiện đại, kết hợp hài hòa giữa lối kiến trúc miền Bắc, miền Trung và kiểu dáng chùa Nhật Bản. Chùa có một số di vật quý như tượng Phật Chămpa bằng sa thạch cùng nhiều tượng, chuông, mõ quý. Chùa tọa lạc trong không gian xanh mát, giữa bao la đồi chè, hàng thông trăm tuổi, trở thành điểm du lịch văn hóa tâm linh thu hút du khách.
3. Làng kháng chiến Stơr
Làng kháng chiến Stơr (quê hương anh hùng Núp) nằm trên địa bàn xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai. Làng Stơr và anh hùng Núp đã thực sự trở thành biểu tượng của “Đất nước đứng lên” mà tiếng vang còn vọng đến tận Tây bán cầu. Cuộc đời cách mạng anh hùng Núp đã trở thành thiên anh hùng ca bất tử. Ông là người Tây Nguyên đầu tiên được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân, là người được bạn bè quốc tế mến phục. Ngày 23/3/1993, Làng Kháng chiến Stơr đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cấp bằng Di tích Lịch sử Văn hóa.
4. Nhà tù Pleiku
Nhà tù Pleiku nằm trên đường Thống Nhất, thuộc phường Ia Kring, là nơi giam giữ tù chính trị dưới thời Pháp, Mỹ (trước năm 1975), được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích Lịch sử cấp quốc gia năm 1994. Trong 50 năm tồn tại, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã thực thi tại đây một chính sách đàn áp và diệt tù man rợ. Nhưng bất chấp tất cả, lý tưởng cộng sản vẫn âm ỉ cháy rồi bùng lên để một chi bộ, một liên chi rồi một Đảng bộ ra đời. Tổ chức Đảng trong nhà lao không những đủ sức tập hợp lãnh đạo phong trào đấu tranh trong nhà lao mà còn ảnh hưởng lớn đến phong trào cách mạng bên ngoài. Nơi đây đã thành một điểm tham quan cho du khách trong và ngoài nước mỗi khi đặt chân đến vùng đất giàu truyền thống cách mạng này.
CÁC LỄ HỘI TẠI GIA LAI
Gia Lai là cái nôi của nền văn hóa bản địa Jrai, Bahnar với những lễ hội kỳ bí, linh thiêng trong không gian văn hóa cồng chiêng được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Nét văn hóa tâm linh lâu đời của đồng bào các dân tộc thiểu số đã làm nên sự hấp dẫn của vùng đất đỏ bazan khiến ai cũng mong một lần được đến và trải nghiệm.
1. Lễ cúng nhà rông
Sau một năm với những vụ mì (sắn), vụ lúa đã được thu hoạch tươm tất thì người Jrai bàn bạc nhau chuẩn bị những ghè rượu cần thật thơm ngon, cùng những lễ vật như: trâu, heo, gà… để hiến tế, tạ ơn thần linh trong Lễ hội cúng Thần nhà rông. Khi tiếng chiêng báo hiệu cất lên, tất cả mọi người trong làng từ già, trẻ, gái, trai đều tập trung về khu vực nhà rông của làng. Lúc này, hàng trăm ghè rượu cần của các gia đình đều được xếp thành từng cặp đối xứng nhau kéo dài từ đầu nhà rông đến cuối nhà. Riêng ghè rượu (ghè Yàng) cao nhất, to nhất được đặt giữa nhà để bỏ tim, gan và một ít máu của linh vật dùng để hiến tế các vị thần. Cúng Thần nhà rông là lễ hội không thể thiếu hàng năm của làng, thể hiện lòng biết ơn của làng đối với Yàng, với thần linh đã phù hộ, che chở cho dân làng.
2. Lễ hội hoa dã quỳ – núi lửa Chư Đang Ya
Hàng năm, vào đầu tháng 11, Gia Lai lại tổ chức Lễ hội hoa dã quỳ – núi lửa Chư Đang Ya. Tại lễ hội, du khách sẽ được giao lưu, tìm hiểu các hoạt động đan lát, tạc tượng, dệt thổ cẩm, thưởng thức trình diễn cồng chiêng, ẩm thực và thưởng lãm hoa dã quỳ nở vàng rực cả đồi núi.
3. Lễ bỏ mả (Pơ thi)
Theo quan niệm của các dân tộc Tây Nguyên, sau khi người ta chết đi, linh hồn vẫn còn quanh quất đâu đó, giữa người chết và người sống vẫn còn mối quan hệ ràng buộc. Chỉ sau khi làm Lễ bỏ mả thì mối quan hệ ràng buộc này mới chấm dứt, người chết hoàn toàn yên nghỉ và chờ đầu thai, còn người sống thì yên tâm lo cho cuộc sống riêng mình, được quyền lấy vợ, lấy chồng khác. Với ý nghĩa như vậy, Lễ bỏ mả là một lễ hội lớn và náo nhiệt của người Tây Nguyên.
CÁC Làng nghề truyền thống
1. Làng nghề dệt thổ cẩm Glar – Đắk Đoa
Từ nhiều năm nay, xã Glar thuộc huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai vẫn còn lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc của người Bahnar trên địa bàn, góp phần quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đời sống văn hóa mới trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở các buôn làng. Đặc trưng nhất là nghề dệt thổ cẩm được duy trì và phát triển mạnh, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị. Sản phẩm chủ yếu là khố, áo nam, váy nữ, túi, ví… Chất lượng sản phẩm ngày càng phong phú và đa dạng, từng đường nét hoa văn cho đến độ mịn, phối màu đều đặc sắc và hấp dẫn. Du khách có thể mua các sản phẩm về làm quà cho người thân, bạn bè nếu có dịp đến đây.
2. Nghề chế tác nhạc cụ làng Jut
Làng Jut thuộc xã Ia Der, huyện Ia Grai, cách thành phố Pleiku 5km. Người dân nơi đây sinh sống bằng nhiều nghề, trong đó nổi bật là nghề chế tác nhạc cụ bằng các nguyên liệu từ thiên nhiên như tre nứa, bầu khô mang đậm nét văn hóa đặc trưng. Từ ngàn xưa, Tây Nguyên đã là cái nôi nghệ thuật lớn từ khí nhạc tới thang âm. Âm nhạc Tây Nguyên sinh ra từ lao động, từ những âm thanh gần gũi thường ngày nên dễ dàng đi vào tâm hồn người thưởng thức như tingning (đàn goong), brô amo (kní), glơng glơh (tơ rưng), krông pút… Mỗi loại nhạc cụ phù hợp với những bài nhạc khác nhau, sử dụng trong những hoàn cảnh khác nhau. Chẳng hạn khi sử dụng âm nhạc “nói” về người anh hùng phải hào hùng dồn dập, âm nhạc trong Lễ pơ thi phải chậm và buồn, nói về nỗi nhớ nhung phải thổn thức, khắc khoải… Mỗi loại mang âm hưởng của núi rừng Tây Nguyên thu hút du khách đến vùng phố núi Pleiku hoang sơ.
3. Làng nghề đan lát Thơm Ngung
Cách thành phố Pleiku gần 40km, làng Ngâm Thung thuộc xã Ia Pêt, huyện Đắk Đoa có nhiều tiềm năng, thế mạnh về nghề truyền thống đang được các nghệ nhân và đồng bào dân tộc thiểu số giữ gìn và phát huy. Người dân nơi đây chuyên sản xuất các sản phẩm chính là những chiếc gùi thể loại, kích cỡ khác nhau tùy theo đơn đặt hàng của khách, giá trung bình dao động từ 120.000 – 160.000 đồng/chiếc. Đặc biệt, những chiếc gùi hai lớp rất độc đáo, được trang trí hoa văn rất đẹp mắt với nhiều màu sắc khác nhau. Phần lớn nguyên liệu chính để làm gùi có tại chỗ như mây, lồ ô… tạo ra các sản phẩm tự nhiên, mang nét đặc trưng vùng miền nhằm giới thiệu văn hóa của dân tộc ra bạn bè năm châu.
Ẩm thực TẠI GIA LAI
Ẩm thực đang trở thành “đại sứ”, góp phần định vị thương hiệu cho Du lịch Gia Lai. Món ngon Gia Lai đã được một số tổ chức uy tín vinh danh minh chứng cho sự phong phú, độc đáo của ẩm thực địa phương. Món phở khô (phở 2 tô) được Tổ chức Kỷ lục châu Á bình chọn là món ăn đạt tiêu chí giá trị ẩm thực châu Á, mật ong lọt top 10 đặc sản làm quà tặng nổi tiếng Việt Nam do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam bình chọn. Cùng với đó là những món ăn gắn liền với các dân tộc bản địa sống lâu đời ở Gia Lai, làm nên một phần bản sắc văn hóa vô cùng độc đáo như: gà nướng, cơm lam, đọt măng, lá mì, cà đắng, bò một nắng, muối kiến vàng… đã chinh phục khẩu vị của du khách khi khám phá vùng đất này.
1. Món bò một nắng
Với những tiềm năng, thế mạnh du lịch của mình, Gia Lai đang phấn đấu xây dựng thương hiệu “Du lịch khám phá thiên nhiên, văn hóa”, đưa Gia Lai trở thành một trong những trung tâm du lịch trong khu vực tam giác phát triển Campuchia – Lào – Việt Nam; góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Gia Lai có gì ngon? Điểm mặt 20+ đặc sản Gia Lai nổi tiếng vừa ăn vừa làm quà
KHÔNG GIAN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN
Nghệ thuật cồng chiêng ở Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, du lịch Đà Lạt tạo nên không gian văn hóa phi vật thể đặc trưng gắn liền với cư dân các dân tộc Bana, Xê Đăng, Êđê, Giarai,…
Loại nhạc cụ này thường được sử dụng trong các lễ hội, sinh hoạt cộng đồng, trở thành tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người, để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày. Đến đây, du khách sẽ có cơ hội thưởng thức tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng và nhâm nhi chén rượu cần bên bếp lửa để trải nghiệm cuộc sống bình dị cùng đồng bào Tây Nguyên.
KHÁM PHÁ NHÀ RÔNG – LINH HỒN LÀNG BẢN
Nhà Rông là một kiểu nhà sàn đặc trưng, dùng làm nơi tổ chức các buổi sinh hoạt cộng đồng của người dân trong các buôn làng trên Tây Nguyên. Những ngôi nhà này chỉ có ở những buôn làng của người Gia Rai, Ba Na, …chủ yếu tập trung ở Gia Lai và Kon Tum.
Các lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Tây Nguyên thường diễn ra ở nhà Rông với nhiều hoạt động thú vị, trong đó những điệu múa truyền thống uyển chuyển xoay quanh bếp lửa, hòa cùng tiếng cồng chiêng đang cất lên những bài ca sâu lắng, hay hùng dũng là một trong những điểm nhấn thu hút du khách .
THÚ CƯỠI VOI Ở BẢN ĐÔN
Bản Đôn là vùng đất có truyền thống săn bắt và thuần dưỡng voi rừng, vì vậy, những chú voi ở đây tỏ ra rất nghe lời người quản tượng. Nhiều du khách đến Bản Đôn thường thích thú với cảm giác được ngồi lắc lư trên lưng những chú voi nặng đến vài tấn.
Từ trên lưng voi, bạn có thể đi đến các buôn làng để chiêm ngưỡng khung cảnh bình yên, thơ mộng của Bản Đôn và trải nghiệm chút phiêu lưu, mạo hiểm với hoạt động mang tính biểu tượng của vùng đất Tây Nguyên.
CHINH PHỤC NHỮNG DÒNG THÁC DỮ
Tây Nguyên hội tụ rất nhiều dòng thác hoang sơ tuyệt đẹp như Yaly, Thủy tiên, Dray Sáp, Đray Nur, … Những ngọn thác này quanh năm nước đổ ầm ầm giữa rừng núi đại ngàn, tạo nên những dòng thác trắng xóa vừa toát lên sự mãnh mẽ vừa cho thấy nét quyến rũ bất tận của miền sơn cước.
Dọc hành trình khám phá qua 5 tỉnh Tây Nguyên, những ngọn thác là một trong những điểm dừng chân mà bạn không thẻ bỏ qua.
THƯỞNG THỨC CÁC MÓN ĂN ĐẬM CHẤT TÂY NGUYÊN
Tây Nguyên là vùng đất sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc anh em nên không khó hiểu khi văn hóa ẩm thực nơi đây vô cùng phong phú và đa dạng. Ngoài những món ăn nổi tiếng như cơm lam, cà đắng, măng chua, cá lăng,… ẩm thực Tây Nguyên còn hấp dẫn du khách với món gỏi lá – món ăn đặc sản của núi rừng, phổ biến ở Kon Tum.
Gỏi lá được làm từ khoảng 40 loại lá khác nhau, trong đó có một số loại khá que thuộc, nhưng cũng không ít loại chỉ có ở Tây Nguyên. Du khách thưởng thức món ăn bằng cách lấy những loại lá này ăn kèm với thịt ba chỉ, tôm rang, da heo thái mỏng trộn cùng bột gạo nếp rang.
NHÂM NHI LY CÀ PHÊ BAN MÊ
Cà phê ở đâu cũng có nhưng việc thưởng thức cà phê giữa núi rừng đại ngàn sẽ mang lại sự thích thú khác lạ, hiếm nơi nào có được. Bởi Tây Nguyên được xem là “thủ phủ” của cây cà phê và ly cà phê được pha tại chính quê hương của mình sẽ mang một hương vị rất khác không ở đâu có được.
Còn gì tuyệt vời hơn khi nhâm nhi một ly cà phê nồng nàn và chìm đắm vào không gian yên bình, tĩnh lặng của núi rừng Tây Nguyên.
NGẮM NHỮNG MÙA HOA RỰC RỠ TRÊN TÂY NGUYÊN
Tây Nguyên những ngày cuối tháng 12 luôn tràn ngập sắc hoa với các lễ hội về hoa khá độc đáo. Đây cũng là lúc thiên nhiên miền rừng núi ngập trong sắc vàng rực rỡ của những bụi dã quỳ mọc ở khắp các con đường dẫn lên Tây Nguyên. Ngoài thời gian này, bạn cũng có thể đến Tây Nguyên vào tháng 1 để ngắm nhìn những vườn cao su bạt ngàn đang vào mùa thay lạ, tạo nên cảnh tượng rất lãng mạn và thơ mộng.
Hay tháng 3 cũng là lúc những rẫy cà phê trổ hoa trắng muốt khiến cho cảnh sắc thiên nhiên trở nên trong lành, tinh khiết. Ngoài những thú vị kể trên, Tây Nguyên còn vô số những điều hấp dẫn đang chờ bạn khám phá. Đây hứa hẹn là vùng đất mà bạn ao ước đặt chân đến không chỉ một lần. Kinh nghiệm du lịch Đà Lạt
Thảo luận về post này