An Khê là một thị xã nằm ở phía đông của tỉnh Gia Lai, Việt Nam.
THỊ XÃ AN KHÊ Ở ĐÂU? THÀNH LẬP KHI NÀO?
Thị xã An Khê chính thức được thành lập ngày 24/12/2003 theo Nghị định số 155/2003/NĐ-CP ngày 9/12/2003 của Chính phủ trên cơ sở chia tách huyện An Khê cũ để thành lập huyện Đăk Pơ (phía tây) và thị xã An Khê (phía đông).
Diện tích: 200,65 Km2.
Dân số: 67.247 người (số liệu thống kê năm 2008).
Vị trí địa lý:
Thị xã An Khê có toạ độ địa lý 130 47 15 đến 140 07 vĩ độ bắc, l08038 đến l08047 kinh độ đông.
– Bắc giáp: huyện KBang và tỉnh Bình Định.
– Nam giáp: huyện Đăk Pơ.
– Đông giáp: huyện Tây Sơn – Bình Định.
– Tây giáp: huyện Đak Pơ.
Đơn vị hành chính cấp xã, trị trấn: 11 (6 phường, 5 xã).
– Các phường: An Tân, An Phú, An Bình, Tây Sơn, An Phước, Ngô Mây.
– Các xã: Song An, Cửu An, Tú An, Thành An, Xuân An.
Tổng quan kinh tế -Văn hoá – xã hội:
Thị xã An Khê là cửa ngõ phía đông bắc của tỉnh Gia Lai, nằm trên quốc lộ 19 từ thị trấn Bình Định (An Nhơn) đi Pleiku, cách Pleiku 90 km, cách Quy Nhơn 79 km, trên đèo An Khê (giáp huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định).
An Khê nằm ở sườn phía đông của dãy Trường Sơn, trên bậc thềm chuyển tiếp giữa Cao nguyên và miền duyên hải Trung bộ, nên có khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, chia hai mùa: mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm 23oc, độ ẩm trung bình 81% , lượng mua trung bình năm từ 1.200mm – 1.750mm; tốc độ gió trung bình 3,5m/s, hướng gió chính là đông bắc – tây nam.
Đường đến An Khê tương đối thuận lợi, có quốc lộ 19 nối vùng duyên hải miền Trung với Tây Nguyên và đông bắc Campuchia; tỉnh lộ 669, 674 nối An Khê với các huyện phía đông của tỉnh… với các trục đường huyết mạch qua thị xã đã tạo cho An Khê có được vị thế để trở thành đô thị trung tâm, đầu mối giao lưu kinh tế – văn hóa xã hội của tỉnh.
An Khê có dòng sông Ba chảy ngang qua khu vực trung tâm thị xã và chảy xuống vùng duyên hải miền trung nên có vị trí khá quan trọng trong việc cân bằng sinh thái khu vực Tây Nguyên và các tỉnh ven biển miền Trung, đây cũng là nguồn thuỷ năng phong phú cho sản xuất thuỷ điện. Hiện nay An Khê đang triển khai xây dụng công trình thủy điện An Khê – Kanat.
Tuy là một thị xã mới thành lập, nhưng An Khê là một đô thị được hình thành từ một quá trình lịch sử lâu đời. Sự hình thành và phát triển của An Khê gắn liền với nhiều giai đoạn lịch sử quan trọng của đất nước. Thời thuộc Pháp, An Khê vốn là thị trấn, huyện lị huyện Tân An, tỉnh Kon Tum . Dưới chính thể Việt Nam Cộng hòa, ban đầu An Khê là quận lị quận Tân An, tỉnh Pleiku. Ngày 13/3/1959, An Khê trở thành quận lị quận An Túc (là quận Tân An cũ) và được nhập vào tỉnh Bình Định.Thời kỳ 1976 – 1991, An Khê là huyện lị huyện An Khê, thuộc tỉnh Gia Lai – Kon Tum, sau đó thuộc tỉnh Gia Lai.Theo sự điều chỉnh địa giới ngày 2/3/1979, thị trấn An Khê được lập trên cơ sở chia tách xã Phú An Cư thành xã Phú An và thị trấn An Khê. Khi đó, địa giới thị trấn An Khê: phía bắc giáp 3 xã Cửu An, Cự An, Tú An; phía đông giáp núi Hòn Nhọn, phía tây giáp các xã Tân An, Cư An; phía nam giáp các xã Tân An, Phú An.
Hôm nay, trong thời kỳ đất nước thực hiện công cuộc CNH-HĐH thì An Khê đã khẳng định là một đô thị động lực cho vùng phía đông của tỉnh Gia Lai, có tốc độ tăng trưởng kinh tế-xã hội hàng đầu sau thành phố Pleiku.
UỶ BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ AN KHÊ Ở ĐÂU
Chủ tịch và các Phó Chủ tịch
VĂN PHÒNG UBND THỊ XÃ AN KHÊ
Địa chỉ: 585 Quang Trung – thị xã An Khê – Gia Lai
Điện thoại: 059. 3538450
Fax: 059.3833020 – 3538450
Chánh Văn phòng và các Phó Văn phòng
BẢN ĐỒ THỊ XÃ AN KHÊ
Địa lý THỊ XÃ AN KHÊ
Thị xã An Khê nằm trên quốc lộ 19 từ phường Bình Định (thị xã An Nhơn, Bình Định) đi thành phố Pleiku, cách Pleiku 90 km, cách Quy Nhơn 79 km, nằm giữa 2 đèo An Khê (giáp huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) và Mang Yang (giáp với huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai).
Thị xã An Khê nằm ở phía đông tỉnh Gia Lai, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp tỉnh Bình Định
- Phía tây và phía nam giáp huyện Đak Pơ
- Phía bắc giáp huyện K’Bang và tỉnh Bình Định.
Thị xã An Khê có diện tích là 200,07 km² và dân số là 81.600 người.
Hành chính THỊ XÃ AN KHÊ
Thị xã An Khê có 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 6 phường: An Bình, An Phú, An Phước, An Tân, Ngô Mây, Tây Sơn và 5 xã: Cửu An, Song An, Thành An, Tú An, Xuân An.
Quy hoạch THỊ XÃ AN KHÊ
Quy hoạch xây dựng thị xã An Khê đến năm 2020:
- Tính chất: Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội và an ninh quốc phòng của vùng phía Đông tỉnh Gia Lai. Là đô thị loại IV.
- Dự báo quy mô dân số: năm 2015 là 80.000 dân (nội thị 50.000 dân); Đến năm 2020 là 90.000 dân (nội thị 60.000 dân).
- Quy mô đất đai: Tổng diện tích tự nhiên là 19.912ha, trong đó gồm: 7 phường (4.477 ha); 6 xã (15.553 ha). Trong đó đất xây dựng đô thị là 2.661 ha.
Phát triển không gian đô thị:
- Thị xã An Khê đến năm 2020 dự kiến có 7 phường và 6 xã. Phát triển và mở rộng đô thị lõi về phía đông bắc thị xã.
- Đến năm 2015 xây dựng đường tránh Quốc lộ 19 đi lên phía bắc của thị xã, hình thành một tuyến đường vành đai phía nam. Giai đoạn hai (sau 2015) định hướng tuyến đường tránh Quốc lộ 19 về phía Bắc của thị xã, trên tuyến đường tránh giai đoạn đầu của thị xã khoảng 2 km.
- Khu vực nội thị lấy trục đường Quang Trung, Đường Đỗ Trạc làm trục trung tâm hướng Đông – Tây của đô thị; lấy Sông Ba làm trục công viên cây xanh và mặt nước trung tâm theo hướng Bắc – Nam của đô thị.
- Hình thành khu liên hợp TDTT phía nam khu đô thị An Tân, bố trí các khu công viên cây xanh, khu TDTT cho từng khu ở và chuyển đổi 80 ha đất thuộc Khu CN tập trung An Khê (Phường An Bình) để hình thành khu công viên cây xanh TDTT phía tây sông Ba. Đầu tư xây dựng Khu di tích Tây Sơn thượng đạo, khu du lịch hồ bến Tuyết. Đầu tư và đưa vào sử dụng sân vận động hiện có. Thu hút đầu tư thêm các loại hình dịch vụ vào Khu công viên hồ thủy tạ phường Tây Sơn (Ao cá Bác Hồ).
- Về nhà ở: Các khu nhà ở của thị xã An Khê được hình thành theo 2 hình thức chính sau:
- Khu nhà ở xây dựng dạng đô thị tập trung dọc theo quốc lộ 19 và khu nội thị
- Khu nhà ở xây dựng dạng thị tứ dọc theo các tuyến giao thông chính, trung tâm xã ngoại thị.
- Về công nghiệp:
Hình thành khu TTCN phường An Bình (20 ha). Hình thành khu Công nghiệp tập trung tại xã Song An với quy mô 200-300 ha.
- Về Thương mại – Du lịch:
Đầu tư chợ trung tâm thị xã. Hình thành 2 chợ đầu mối thu mua nông thổ sản tại thôn Cửu Định và thôn Tân Lập. Hình thành khu siêu thị tại khu Đô thị An Tân
Phát triển du lịch trên cơ sở đầu tư khai thác tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan thiên nhiên, làng nghề truyền thống.
Bến xe: Bến xe khách liên tỉnh bố trí tại khu Đô thị An Tân, hình thành thêm hai bến xe buýt ở khu trung tâm nội thị. Hình thành 01 bến bãi xe tải tại thôn Tân Lập phường Ngô Mây
Hạ tầng kỹ thuật:
Quy hoạch hệ thống giao thông:
- Đường vành đai Bắc giai đoạn dài hạn: Chỉ giới 50m. Đường vành đai Nam: Chỉ giới 36m.
- Đường Quang Trung: Chỉ giới 30m
- Đường Tỉnh lộ 669 đoạn từ khu đô thị An Tân đi về phía Bắc: Chỉ giới 35m
- Các trục giao thông chính trong khu nội thị: Chỉ giới 20 – 27m
- Các trục giao thông chính trong khu ở: Chỉ giới 13 – 17,5m.
Lịch sử
An Khê vốn là thị trấn huyện lị huyện Tân An, tỉnh Kon Tum thời thuộc Pháp.
Thời Việt Nam Cộng hòa, ban đầu là quận lị quận Tân An, tỉnh Pleiku.
Ngày 13 tháng 3 năm 1959, An Khê trở thành quận lị quận An Túc (là quận Tân An cũ) và được nhập vào tỉnh Bình Định.
Thời kỳ 1976 – 1991, An Khê là huyện lị huyện An Khê, thuộc tỉnh Gia Lai – Kon Tum, sau đó thuộc tỉnh Gia Lai. Huyện An Khê ban đầu gồm có 22 xã: Chơ Long, Cư An, Cửu An, Đắk Song, Đông, Hà Tam, K’rong, Lơ Ku, Nam, Nghĩa An, Phú An Cư, Sơ Pai, Sơn Lang, Song An, Sró, Tân An, Tú An, Ya Hội, Ya Ma, Yang Bắc, Yang Nam, Yang Trung.
Theo sự điều chỉnh địa giới ngày 2/3/1979, thị trấn An Khê được lập trên cơ sở chia tách xã Phú An Cư thành xã Phú An và thị trấn An Khê. Địa giới thị trấn An Khê: phía bắc giáp 3 xã Cửu An, Cự An, Tú An; phía đông giáp núi Hòn Nhọn, phía tây giáp các xã Tân An, Cư An; phía nam giáp các xã Tân An, Phú An. Chia xã Yang Trung thành hai xã lấy tên là xã Yang Trung và xã An Trung.
Ngày 17/8/1981, chia xã An Trung thành 2 xã lấy tên là xã An Trung và xã Chư Krey.
Ngày 29/10/1983, chia xã Nam thành 3 xã lấy tên là xã Kông Pla, xã Kông Lơng Khơng và xã Tơ Tung.
Ngày 28/12/1984, chuyển 2 xã Đắk Rong và Kon Pne thuộc huyện Kon Plông về huyện An Khê quản lý. Cùng năm, tách 11 xã Đắk Rong, Kon Pne, Sơn Lang, Sơ Pai, K’rong, Tơ Tung, Kông Lơng Khơng, Kong Pla, Đông, Nghĩa An, Lơ Ku để thành lập huyện K’Bang. Huyện An Khê còn lại 17 xã: Cư An, Cửu An, Song An, Tân An, Hà Tam, Tú An, Phú An, Ya Hội, Yang Bắc, Yang Nam, Yang Trung, An Trung, Chư Krey, Chơ Long, Sró, Đắk Song, Ya Ma và 1 thị trấn An Khê.
Ngày 30/5/1988, tách 8 xã: An Trung, Chư Long, Chư Krey, Đắk Song, Sró, Ya Ma, Yang Nam, Yang Trung để thành lập huyện Kông Chro. Huyện An Khê còn lại 9 xã: Cửu An, Hà Tam, Phú An, Song An, Tân An, Tú An, Ya Hội, Yang Bắc, An Cư và 1 thị trấn An Khê.
Ngày 29/8/1994, chia xã Cư An thành 2 xã: Cư An và Thành An; chia xã Hà Tam thành 2 xã: Hà Tam và An Thành.
Cuối năm 2002, huyện An Khê có 12 đơn vị hành chính gồm thị trấn An Khê và 11 xã: Tú An, Cửu An, Song An, Thành An, Phú An, Tân An, Cư An, Ya Hội, Yang Bắc, An Thành, Hà Tam.
Ngày 9 tháng 12 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 155/2003/NĐ-CP về việc thành lập thị xã An Khê và các phường thuộc thị xã An Khê[1]. Theo đó, thành lập thị xã An Khê trên cơ sở tách thị trấn An Khê và 4 xã: Cửu An, Song An, Thành An, Tú An thuộc huyện An Khê cũ; thành lập huyện Đak Pơ trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số còn lại của huyện An Khê. Đồng thời, thành lập 4 phường: An Bình, Tây Sơn, An Phú, An Tân trên cơ sở giải thể thị trấn An Khê.
Sau khi thành lập, thị xã An Khê có 19.912,10 ha diện tích tự nhiên và 62.600 nhân khẩu với 8 đơn vị hành chính trực thuộc, 4 phường và 4 xã.
Ngày 19 tháng 1 năm 2009, thành lập xã Xuân An trên cơ sở điều chỉnh 2.793,00 ha diện tích tự nhiên và 3.504 nhân khẩu của xã Tú An; thành lập phường An Phước trên cơ sở điều chỉnh 1.879,22 ha diện tích tự nhiên và 2.970 nhân khẩu của xã Cửu An, thành lập phường Ngô Mây trên cơ sở điều chỉnh 1.004,10 ha diện tích tự nhiên và 4.750 nhân khẩu của xã Song An[2].
Từ đó, thị xã An Khê có 6 phường và 5 xã như hiện nay.
Kinh tế – xã hội
Xã Song An là một xã vùng ba có nền kinh tế phát triển sau 5 phường. Hoạt động kinh tế chủ yếu ở đây là nông nghiệp với các vùng chuyên canh cây mía và mì, ngô, chăn nuôi gia súc.
An Khê với một số di tích lịch sử như: Khu di tích Tây Sơn Thượng Đạo, Khu di tích Cửu An thuộc xã Cửu An và nhiều khu di tích, danh lam thắng cảnh khác đang dần được tu sửa và chỉnh trang sẽ là những nơi du lịch bổ ích cho khách thập phương. An Khê nằm giữa Gia Lai và Bình Định là cầu nối giữa Tây Nguyên với vùng duyên hải Nam trung Bộ Với quốc lộ 19, một trong những tuyến đường huyết mạch của tỉnh Gia Lai đang ngày càng được nâng cấp để trở thành những tuyến đường tốt nhất.
Du Lịch An Khê ĐI ĐÂU?
Chùa An Bình
Chùa An Bình tọa lạc tại Thôn An Phong, Xã Phú An, An Khê.
- Năm thành lập : Nhâm Thân
- Người sáng lập : Lê Lão Sư
Khu Rừng Nhiệt Đới Ẩm Kon Hà Nừng
Hiện nay, rừng ẩm nhiệt đới Kon Hà Nừng đã được khoanh vùng bảo vệ với 2 khu bảo tồn tự nhiên là: KonKaKinh và KonChrăng, diện tích cả hai khu vực khoảng 160.000ha, được xem là biểu tượng của khu bảo tồn thiên nhiên ở Ðông Trường Sơn, là nơi có hệ sinh thái rừng á nhiệt đới điển hình với nhiều loại thực vật hạt trần và điều kiện sinh thái ở đây rất thuận lợi cho sự sinh tồn và phát triển của các loại động vật như: voi, bò tót, chồn dơi, mèo gấm, sói đỏ vượn đen…
Rừng ở đây nhiều tầng, thảm thực vật xanh tốt quanh năm và có nhiều loại gỗ quý, nơi đây còn bảo tồn được nhiều khu rừng nguyên sinh quý giá với nhiều cây cổ thụ đường kính trên 1m. Động thực vật ở đây cũng tương đối phong phú, nơi đây còn có tới 60 loài thú, 160 loài chim, trong đó có những loài chim, thú nằm trong sổ đỏ của thế giới và các nước Đông Nam Á cần phải khẩn cấp bảo vệ vì có nguy cơ bị tiệt chủng.
Với phong cảnh núi non, sông suối, ghềnh thác hùng vĩ nên thơ với hệ động thực vật phong phú, KonChrăng – KonKaKinh có đủ điều kiện trở thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước đến tham quan và nghiên cứu.
Tịnh Xá Ngọc Trung
Tại đạo tràng Tịnh xá Ngọc Trung tọa lạc Thị xã An Khê do Ni Trưởng Thích Nữ Hiệp Liên trụ trì là điểm an cư của chư Ni trực thuộc G.Đ.III khất sĩ. Từ ngày 17-04 năm Tân mão đã bước vào mùa an cư. Về an cư có hơn 50 Chư tôn đức Ni từ các đạo tràng 2 tỉnh Đăklăc và Gia- Lai và hơn 20 cư sĩ tại gia cũng thường xuyên quay về tu học và trợ duyên cho đạo tràng an cư.
Đây là nơi tu hành của rất nhiều tăng ni, phật tử – Ảnh: Sưu tầm
Nơi tu học và trợ duyên cho đạo tràng an cư – Ảnh: Sưu tầm
Từ ngày 07-05 năm Tân Mão, tịnh nghiệp đạo tràng an cư Tịnh xá Ngọc Trung càng trang nghiêm và thanh tịnh hơn khi được cung đón Hòa Thượng Thích Giác Giới – Trưởng ban thường trực giáo phẩm hệ phái khất sĩ Việt nam trú trì tổ đình Ngọc Viên tỉnh Vĩnh Long quan lâm về trường hạ nhằm chia sẻ cùng đạo tràng về truyền thống của hệ phái khất sĩ từ khi Tổ sư Minh Đăng Quang khai sáng Đạo phật khất sĩ Việt Nam nối truyền thích ca chánh pháp và bộ chơn lý do Tổ sư để lại. Nhằm giúp cho hành giả tu tập có thêm hành trang và chánh kiến trên lộ trình tu học.
Một số hình ảnh khác của Tịnh xá Ngọc Trung:
Nếu du khách đến với Gia Lai, hãy ghé thăm tịnh xá Ngọc Trung để về với miền thanh tịnh, cho tâm hồn được thư thái, nhẹ nhõm sau bao bộn bề cuộc sống hàng ngày.
ẨM THỰC AN KHÊ: Ẩm thực của người Bắc ở An Khê
Quán ăn ở số 90 Hoàng Hoa Thám (thị xã An Khê) chỉ toàn những món ngon đậm phong vị đất Bắc, từ cháo lòng, bánh cuốn, giò lụa, chả quế… Ăn miếng giò lụa ở đây sẽ nhận ra ngay hương vị của miếng ngon trứ danh xứ Bắc, như chạm vào nỗi nhớ quê nhà của những người Bắc xa quê.
Nhanh tay vớt những cây giò trong chiếc nồi nhôm cỡ đại còn ngút khói, ông Dương Đình Minh-chủ quán ăn giải thích: “Giò gói xong đợi nước sôi mới được thả vào nồi. Luộc chừng 50 phút là vớt ra. Nếu để lâu quá, giò bị xác, không thơm ngon và mất đi độ béo ngậy”. Từng “thớt” chả quế vớt ra vẫn còn nóng hổi được thả ngay vào chảo mỡ sôi, chiên vàng ruộm đều hai mặt, sau đó vớt ra. Khi đồng hồ điểm 6 giờ sáng cũng là lúc mọi công việc đều xong xuôi để chuẩn bị phục vụ thực khách vào ăn bữa sáng. Những cây giò, chả được vợ ông xếp vào giỏ tất bật để kịp buổi chợ sớm.
Nghề gia truyền
“Cha tôi xưa kia chuyên đi làm giò chả thuê khắp Hà Nội. Những người sành ăn cắn miếng giò ông làm là nhận ra ngay. Tôi vào đất An Khê mới hơn hai năm nay nhưng đã có lượng khách hàng ổn định, chủ yếu là người gốc Bắc”-ông Minh lý giải cơ duyên của ông với vùng đất An Khê.
Ảnh: Hoàng Ngọc |
Quán ăn của gia đình ông nằm khiêm tốn trên đường Hoàng Hoa Thám, từ biển hiệu đến bàn ghế đều khá giản dị. Tuy bán nhiều món ngon nhưng giò lụa, chả quế là món ăn “linh hồn” của quán. Thực khách không chỉ tới ăn, nhiều người còn mua về làm quà. Để có giò chả ngon giao cho khách vào đầu ngày, ông Minh phải ra chợ từ khi gà gáy sớm, tự tay lựa những thớt thịt ngon mang về để kịp làm mẻ giò sáng. Ông Minh cho hay: “Nghề làm giò chả ở mỗi gia đình đều có bí quyết riêng nhưng quan trọng hơn cả vẫn là khâu chọn thịt. Thịt phải còn nóng hổi làm miếng giò mới ngon được”.
Theo ông Minh, miếng giò muốn đạt đến độ thơm ngon thượng hảo phải được giã bằng tay. Ông lý giải: “Miếng giò giã tay cắt ra thôi đã thấy đẹp rồi, nhìn rất mượt. Hương vị thì khỏi bàn, thơm ngon, giòn hơn hẳn miếng giò làm bằng máy. Suốt đời cha tôi làm nghề giò chả, ông chỉ giã tay. Chỉ ai đặt riêng tôi mới làm theo phương pháp này, còn chủ yếu làm bằng máy để hạ giá thành sản phẩm”. Theo ông Minh, một cây giò giã tay (tương đương 1 kg) có giá từ 180 ngàn đồng đến 200 ngàn đồng. Còn nếu làm bằng máy, giá thành hạ xuống chỉ còn 130 ngàn đồng. Sở dĩ có sự chênh lệch như vậy vì giò chả giã tay thường tốn thời gian, tốn sức, vô cùng vất vả. “Người khỏe mạnh chỉ cần giã một cối giò là mỏi nhừ hai cánh tay. Mỗi cối giã 30-45 phút chỉ được một cây giò. Nếu ham giã nhiều, thịt không đạt được độ quánh dẻo, miếng giò sẽ không được ngon. Còn dùng máy chỉ mất khoảng 3 phút đã ra một mẻ làm được 2 cây giò”-ông nói.
Chỉ người thật sành ăn mới nhận ra sự khác biệt giữa miếng giò giã tay và xay máy. Bởi ngoài sự khác biệt này, các công đoạn còn lại đều được ông Minh đảm bảo đúng kỹ thuật truyền thống. Ông Minh cho hay: “Miếng giò Bắc không lạm dụng gia vị, chỉ dùng một chút nước mắm ngon, loại thượng hảo hạng gia đình tôi đặt ở Bình Định đưa lên và một chút bột ngọt trong khi xay thịt. Ngoài ra, không dùng thêm bất cứ gia vị gì. Hàn the là thứ gia vị tuyệt hảo để làm miếng giò giòn, ngon nhưng tôi tuyệt đối không sử dụng. Đã có hai đợt kiểm tra an toàn thực phẩm nhưng giò chả do gia đình tôi làm luôn đảm bảo yêu cầu”.
Miếng ngon của người Bắc xa quê
Chả quế vớt ra còn nóng hổi được bỏ ngay vào chảo mỡ sôi, chiên vàng ruộm hai mặt.Ảnh: Hoàng Ngọc |
Mỗi ngày, gia đình ông làm khoảng 10-20 kg giò chả tùy vào lượng khách đặt, còn lại vợ ông-bà Đào Thị Ngợi-sẽ mang ra chợ An Khê bán. Bà Ngợi cho biết, khách đặt tại nhà hay khách vãng lai ở chợ thì chủ yếu là người Bắc, rất ít người Nam vì khẩu vị các vùng miền có sự khác biệt. Bà so sánh: “Người Nam, nhất là người Bình Định thường thích bỏ thêm hạt tiêu vào giò chả. Còn người Bắc khi ăn mới bỏ một chút hạt tiêu vào bát nước chấm. Người Nam thích thêm chút đường vào cho đậm đà, còn người Bắc thì thích vị thanh, mặn cố hữu. Chúng tôi đã thử làm giò chả theo khẩu vị của người trong này nhưng khách hàng người Bắc lại không thích. Vì thế, dù khách hàng có thị hiếu khác nhau, đến từ nhiều vùng miền nhưng gia đình vẫn chỉ làm giò chả theo hương vị Bắc”.
Giò là miếng ăn ngon, làm sang cho mâm cỗ, nhất là mỗi dịp giỗ chạp, dịp Tết. Ông Minh cho hay: “Cứ tầm mùng 10 tháng Chạp trở đi, mọi người đã tới đặt tiền để làm giò chả. Trung bình mỗi ngày gia đình tôi bán ra khoảng 400 cây giò, vậy mà vẫn không đủ nhu cầu cho khách. Nếu có người làm, mỗi ngày làm 600-700 cây vẫn bán hết”.
Những người Bắc xa quê ở An Khê không cần đợi đến ngày giỗ, ngày Tết, sáng sáng ghé quán ăn Bắc của gia đình ông Minh, ăn miếng giò lụa, chả quế kèm miếng bánh cuốn nóng thơm ngậy hành phi, đã thấy dịu đi nỗi nhớ quê hương bản xứ. Ăn xong chiêu một ngụm trà nóng sánh đặc, thơm ngút khói, thấy hình bóng quê nhà hiện hữu thật gần qua làn khói mỏng…
Về An Khê đi… chợ quê
Phiên chợ Kinh-Thượng với những mặt hàng dân dã truyền thống. Ảnh: Lê Hòa |
An Khê, một điểm đến mới
Những phát hiện về di tích, kỹ nghệ đá cũ An Khê (Gia Lai) khẳng định dấu ấn lịch sử loài người tại Tây nguyên, có giá trị đặc biệt ở khu vực châu Á cũng như thế giới.
“Điểm nóng” trong giới khảo cổ học
|
Với 23 di tích thời đại đá cũ, hàng ngàn hiện vật có niên đại khoảng 800.000 năm được phát hiện, An Khê (Gia Lai) trở thành “điểm nóng” trong giới khảo cổ học VN và quốc tế. Các nhà khảo cổ của VN và Liên bang Nga không khỏi trầm trồ, ngạc nhiên khi khai quật từ những địa tầng nguyên vẹn hàng ngàn hiện vật đá có giá trị. Trong đó, những hiện vật như công cụ đá ghè hai mặt, công cụ chặt thô…, những mảnh tectit và đặc biệt là rìu tay mà theo tiến sĩ Nguyễn Gia Đối, quyền Viện trưởng Viện Khảo cổ học, là “mang những đặc trưng của rìu tay giai đoạn tối cổ của nhân loại”.
|
|
Các nhà nghiên cứu đã có nhận định bước đầu rằng: So với di tích sơ kỳ khác ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, kỹ nghệ đá cũ An Khê còn có một số nét cổ xưa hơn. Từ năm 2015 đến nay, những phát hiện chấn động này dần được công bố trên các tạp chí, hội nghị, hội thảo quốc tế. Nhiều nhà nghiên cứu đã không khỏi ngạc nhiên về một khu vực ven sông Ba của Gia Lai ẩn chứa nhiều giá trị khảo cổ tột quý.
|
Cơ hội và thách thức
|
Nhiều di tích thời Tây Sơn còn lưu dấu đến ngày hôm nay như An Khê đình, An Khê trường, Miếu xà, núi ông Bình… Với những di tích quý giá như vậy, song do thiếu đầu tư, thiếu quảng bá, thiếu kết nối khiến dịch vụ, du lịch ở khu vực này còn khiêm tốn. Do vậy, tiềm năng này chưa được khai thác đúng tầm để tạo nên sức bật lớn, đóng góp xứng đáng vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
|
Song, có một chỉ dấu rất lạc quan và trong nhiều năm qua, những lễ hội Đống Đa, lễ hội Cầu Huê… đã được tổ chức ngày một chu đáo và thu hút rất đông du khách thập phương. Ngoài ra, những sản phẩm văn hóa bản địa đặc sắc ở An Khê cũng như các huyện vùng đông Gia Lai đang tiềm ẩn những giá trị văn hóa riêng có. Nếu có đầu tư xứng đáng và liên kết với những sản phẩm du lịch khác ở các tỉnh duyên hải miền Trung, Tây nguyên, hy vọng về những giá trị văn hóa cùng nhiều loại hình du lịch sẽ khởi phát ở An Khê và thị xã này sẽ trở thành một điểm đến mới của du khách trong, ngoài nước.