Gia Lai từ lâu đã được xem là một điểm đến du lịch hấp dẫn, bởi những vẻ đẹp tự nhiên của mình. Dù đến bất cứ đâu trong chuyến du lịchGia Lai, du khách cũng sẽ bị cuốn hút bởi phong cảnh của nơi đây.
THÔNG TIN CHUNG VỀ TỈNH GIA LAI
Gia Lai là tỉnh phía Bắc Tây Nguyên, phía Đông giáp Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh Ratanakiri Camphuchia, phía Nam giáp Đắk Lắk, phía Bắc giáp Kon Tum. Tỉnh có diện tích tự nhiên 15.536,9 km2 với 17 đơn vị hành chính gồm thành phố Pleiku, 2 thị xã An Khê, Ayunpa và 14 huyện Chư Păh, Chư Prông, Đăk Đoa, Chư Sê, Chư Pưh, Phú Thiện, Mang Yang, Krông Pa, Krông Chro, K’bang, Ia Pa, Ia Grai, Đức Cơ, Đăk Pơ. Thành phố Pleiku là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh.
Tỉnh Gia Lai ở đâu? Bản đồ GIA LAI FULL HD chi tiết cập nhật mới nhất
Gia Lai có độ cao trung bình 700 – 800m so với mặt nước biển nên khí hậu trong lành mát mẻ với hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô, trong đó, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc từ tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm từ 22 – 250 C. Là một tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch khá phong phú, đa dạng với nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nhiều thắng cảnh đẹp, có nền văn hóa bản địa đặc sắc với “không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên” đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại hấp dẫn du khách tham quan, ưa thích khám phá, tìm hiểu nền văn hóa đậm đà bản sắc Tây Nguyên.
- Thành phố Pleiku:
Thành phố Pleiku là đô thị loại 2, phía bắc Tây Nguyên, nằm trên trục giao thông giữa quốc lộ 14, quốc lộ 19 nối thông suốt cả nước, gần ngã ba Đông Dương, nằm trên cung đường Hồ Chí Minh, và trong vùng tam giác tăng trưởng các tỉnh lân cận và các quốc gia láng giềng như Campuchia, Lào.
Tổng diện tích tự nhiên là 26.661 km2, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội của tỉnh Gia Lai.
Dân số: 214.710 người
- Thị xã An Khê:
Thị xã An Khê nằm trên quốc lộ 19, cách Pleiku 90 km, cách Quy Nhơn 79 km. Nằm giữa 2 đèo An Khê (Giáp huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định), Mang Yang (Giáp với huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai). Thị xã An Khê phía đông giáp tỉnh Bình Định, phía tây và nam giáp huyện Đắk Pơ, phía bắc giáp huyện K’Bang và tỉnh Bình Định. Diện tích tự nhiên là 76.830 km2
Dân số: 63.118 người
- Thị xã Ayun Pa
Thị xã Ayun Pa nằm ở phía Đông Nam tỉnh Gia Lai. Phía Đông giáp huyện Ia Pa và huyện Krông Pa; Phía Tây giáp huyện Phú Thiện, Phía Nam giáp huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk, Phía Bắc giáp huyện Phú Thiện và huyện Ia Pa.
Diện tích tự nhiên là 287.520 km2 (2013)
Dân số: 35.463 người (2013)
- Huyện Chư Păh
Phía Tây và Tây Bắc giáp với hai huyện Sa Thầy và Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum. Phía Bắc giáp với thành phố KonTum. Phía Đông Bắc giáp huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum. Phía Đông Giáp với huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai. Phía Nam giáp với thành phố Pleiku và huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai.
Diện tích tự nhiên là 988.660 km2(2013)
Dân số: 71.000 người (2013)
- Huyện Chư Prông
Phía Bắc giáp với các huyện Đức Cơ, Ia Grai; phía Đông giáp thành phố Pleiku, Đăk Đoa, Chư Sê; phía Nam giáp với Ea Súp (Đăk Lắk) và phía Tây giáp với Campuchia.
Tên huyện được đặt theo tên ngọn núi cao nhất vùng – núi Chư Prông “Chưprông” theo tiếng J’ rai có nghĩa là “ngọn núi lớn”, “chư” là ngọn núi, “prông” là lớn.
Diện tích tự nhiên: 1.687,5 km2
Dân số: 75.363 người
- Huyện Chư Pưh
Phía đông giáp huyện Chư Sê và huyện Phú Thiện, phía tây giáp huyện Chư Prông, phía Nam giáp tỉnh Đăk Lắk, phía bắc giáp huyện Chư Sê.
Diện tích tự nhiên: 716.95 km2
Dân số: 54.890 người
- Huyện Chư Sê
Huyện Chư Sê cách thành phố Pleiku 40 km về phía nam. Quốc lộ 14 nối ngã ba Chư Sê với Đăk Lăk, Đăk Nông, Bình Phước, Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh. Từ ngã ba Chư Sê cũng có thể đi theo quốc lộ 25 đến thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
Diện tích tự nhiên: 64.296 km2
Dân số của huyện: 94.389 người.
- Huyện Đăk Đoa
Phía Bắc giáp huyện Kbang, phía Đông và Đông Nam giáp huyện Mang Yang, phía Nam giáp huyện Chư Sê, góc phía Tây Nam giáp huyện Chư Prông, Phía Tây Nam giáp thành phố Pleiku, phía tây Bắc giáp huyện Chư Păh. Phía Bắc giáp huyện Kon Plông tỉnh Kon Tum.
Diện tích tự nhiên: 980.410 km2
Dân số: 86.169 người
- Huyện Đăk Pơ
Phía Đông giáp thị xã An Khê và tỉnh Bình Định, phía Tây giáp huyện Mang Yang, phía nam giáp huyện Kông Chro, phía bắc giáp huyện K’bang.
Diện tích tự nhiên: 49.961,50 km2
Dân số: 39.604 người
- Huyện Đức Cơ
Phía Bắc giáp huyện Ia Grai, phía Nam giáp huyện Chư Prông, phía Đông giáp huyện Chư Prông, phía Tây giáp Cam Pu Chia.
Diện tích tự nhiên: 723.120 km2
Dân số: 54.339 người
- Huyện Ia Grai
Phía Bắc giáp huyện Chư Păh và Sa Thầy (Kon Tum), Phía Đông giáp Thành phố Pleiku, Phía Nam giáp huyện Chư Prông và Đức Cơ, Phía Tây giáp tỉnh Ratanakiri (Campuchia)
Diện tích tự nhiên: 1.157,3 km2
Dân số: 89.297 người
- Huyện Ia Pa
Phía Bắc giáp Kông Chro, Phía Đông Bắc giáp Chư sê và Mang Yang, phía Nam giáp Krông pa và Ayun Pa, phía Tây giáp Phú Thiện.
Diện tích tự nhiên: 870.9 km2
Dân số: 45.730 người
- Huyện Kbang
Phía Tây giáp huyện Đăk Đoa, Mang Yang. Phía Nam giáp thị xã An Khê và Đăk Pơ. Phía Đông giáp Quảng Ngãi và Bình Định. Phía Bắc giáp với huyện Kon Plông tỉnh Kon Tum.
Diện tích tự nhiên: 1.845.23 km2
Dân số: 57.397 người
- Huyện Kông Chro
Phía Bắc giáp huyện Đăk Pơ, phía Nam giáp huyện Ia Pa, phía Tây giáp huyện Mang Yang, phía Đông giáp tỉnh Bình Định.
Diện tích tự nhiên: 1.259,50 km2
Dân số: 45.093 người
- Huyện Krông Pa
Nằm ở phía đông nam của tỉnh Gia Lai, phía tây giáp với huyện Ea H’leo và thị xã Ayun Pa ; phía bắc giáp Ia Pa; phía đông bắc giáp huyện Đồng Xuân, Phú Yên; phía đông giáp huyện Sơn Hòa, Phú Yên; phía đông nam giáp huyện Sông Hinh, Phú Yên; phía nam giáp huyện Ea Kar, Đak Lak ; phía tây nam giáp huyện Krông Năng, Đak Lak.
Diện tích tự nhiên: 1.623,6 km2
Dân số: 56.400 người
- Huyện Mang Yang
Phía Tây của Mang Yang giáp huyện Đak Đoa, phía Đông Bắc giáp huyện K’bang, phía Đông giáp các huyện Đăk Pơ và Kông Chro, phía Tây Nam giáp Ia Pa, Tây Nam giáp huyện Chư Sê.
Diện tích tự nhiên: 1.126,1 km2
Dân số: 44.132 người
- Huyện Phú Thiện
Phía đông giáp huyện Ia Pa; phía bắc và phía tây giáp huyện Chư Sê; phía nam giáp thị xã Ayun Pa.
Diện tích tự nhiên: 50.191 km2
Dân số: 72.060 người
KHÍ HẬU GIA LAI
Gia Lai nằm trên một phần của nền đá cổ rộng lớn, dày trên 4.000 m, thuộc Địa khối Kon Tum. Địa hình thấp dần từ bắc xuống nam và nghiêng từ đông sang tây, với các đồi núi, cao nguyên và thung lũng xen kẽ nhau khá phức tạp. Địa hình Gia Lai có thể chia thành 3 dạng chính là địa hình đồi núi, cao nguyên và thung lũng[5]. Trong đó, Cao nguyên là dạng địa hình phổ biến và quan trọng của Gia Lai, với hai cao nguyên là Cao nguyên Kon Hà Nừng và Cao nguyên Pleiku. Địa hình thứ hai là địa hình đồi núi, chiếm 2/5 diện tích tự nhiên toàn tỉnh[5], phần lớn nằm ở phía bắc, địa hình núi phân cách mạnh, bề mặt các dạng địa hình khác của Gia Lai như các cao nguyên, những thung lũng đồng bằng cũng đều rải rác có núi. Địa hình thứ ba là Các vùng trũng, những vùng này sớm được con người khai thác để sản xuất lương thực. Hầu hết các vùng trũng nằm ở phía đông của tỉnh. Ngoài ra đất đai Gia Lai được chia làm 26 loại khác nhau, gồm 7 nhóm chính[6].
Gia Lai thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, dồi dào về độ ẩm, có lượng mưa lớn, không có bão và sương muối. Khí hậu ở đây được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Trong đó, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm là 22 – 250C. Vùng vùng Đông Trường Sơn từ 1.200 – 1.750 mm, Tây Trường Sơn có lượng mưa trung bình năm từ 2.200 – 2.500 mm. Khí hậu và thổ nhưỡng Gia Lai rất thích hợp cho việc phát triển nhiều loại cây công nghiệp ngắn và dài ngày, chăn nuôi và kinh doanh tổng hợp nông lâm nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao[5].
Toàn tỉnh có 27 loại đất, được hình thành trên nhiều loại đá mẹ thuộc 7 nhóm chính. Tài nguyên khoáng sản là một tiềm năng kinh tế quan trọng của tỉnh Gia Lai, với nhiều khoáng sản, nổi bật nhất là vàng, nguồn vật liệu xây dựng, bôxit và đá quý[5].
ĐI DU LỊCH GIA LAI KHI NÀO ĐẸP/ THỜI ĐIỂM LÍ TƯỞNG DU LỊCH GIA LAI
Nằm trong vùng khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa, độ ẩm cao và lượng mưa lớn. Khí hậu được chia thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Trong đó, mùa mưa từ (tháng 5 đến tháng 10) và mùa khô (từ tháng 11 tới tháng 4 năm sau).
Nên đi Gia Lai vào thời gian nào? Bạn nên đi vào mùa khô đặc biệt vào những tháng cuối năm từ 11-12, vì đây là mùa hoa dã quỳ nhuộm vàng trên khắp nẻo đường và mùa lúa chín, thời điểm của nhiều lễ hội. Bên cạnh đó, cuối tháng 2, tháng 3 là mùa hoa cà phê nở trắng khắp trời Tây Nguyên, thời điểm lí tưởng để chụp ảnh.
LÀM SAO ĐỂ ĐI ĐẾN GIA LAI?
ĐI BẰNG XE KHÁCH TỚI GIA LAI
+ Xuất phát từ Sài Gòn, nếu bạn đi bằng đường bộ có thể mua vé của hãng xe tại Pleiku trong bến xe miền Đông. Xe thường khởi hành vào buổi tối, thời gian di chuyển 12 tiếng, mức giá dao động từ 210-310k/vé.
TUYẾN XE: BẾN XE MIỀN ĐÔNG(SÀI GÒN) đi BẾN ĐỨC LONG (PLEIKU) GIA LAI
TOP 10 nhà Xe limousine Sài Gòn Gia Lai giường nằm sang trọng nhất
+ Đi từ Hà Nội tới Gia Lai bạn có thể tham khảo một số hãng xe dưới đây:
- Xe Việt Hưng: Gia Lai – Hà Nội, xuất phát lúc 7h30 – 14h.
- Xe Quân Trung: Hà Nội – Gia Lai, chạy từ Giáp Bát 8h30-14h, từ bến xe Đức Long lúc 9h-14h.
- Xe Hồng Hải: Hà Nội – Gia Lai, từ Giáp Bát 8h30-14h.
- Xe Thuận Hưng: Gia Lai – Hà Nội, xuất phát lúc 14h45.
- Xe Đak Pơ: An Khê – Hà Nội, xuất phát lúc 7h.
- Xe Kbang: Kbang – Đức Cơ – Hà Nội, xuất phát từ Kbang lúc 8h.
+ Đi từ Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung có một số hãng xe như:
- Xe Hồng Hải: Vinh – Gia Lai, 8h30-14h.
- Xe Hồng Hải: Đà Nẵng – Gia Lai, 8h30-20h30.
- Xe Mai Linh: Đà Nẵng – Gia Lai, xuất phát 20h45.
- Xe Thuận Tiến: Đà Nẵng – Gia Lai, xuất phát lúc 21h.
- Xe Hồng Hải: Đà Nẵng – Gia Lai, xuất phát lúc 19h45.
- Xe Liên Hưng: Nha Trang – Gia Lai, xuất phát lúc 18h30.
- Xe Hoài Phương: Nha Trang – Gia Lai, xuất phát lúc 16h.
- Xe Mai Linh: Nha Trang – Gia Lai, xuất phát lúc 7h.
Di chuyển bằng máy bay tới Gia Lai
Tại sân bay Pleiku có các chuyến bay tới Hà Nội, Đà Nẵng và Sài Gòn của hãng Vietnam Airlines. Giá một chiều Hà Nội – Pleiku dao động khoảng 1,8 đến 2,5 triệu đồng. Nếu bay từ Sài Gòn và Đà Nẵng rẻ hơn khoảng 200-500k/chiều.
Kinh nghiệm đi Gia Lai tự túc, sân bay Pleiku cách trung tâm thành phố khoảng 4km, do đó khi tới sân bay bạn có thể bắt taxi vào trung tâm thành phố.
Phượt tới Gia Lai bằng xe máy (ô tô riêng)
Tuỳ thuộc vào khoảng cách cũng như sức khoẻ, mà bạn có thể phượt bằng xe máy tới Gia Lai. Nếu khoảng cách trên 300km, bạn nên đi bằng xe ô tô riêng hoặc phương tiện công cộng. Lưu ý, bạn nên mang theo đầy đủ các loại giấy tờ và chấp hành đúng luật lệ giao thông.
NÊN Ở ĐÂU KHI ĐI GIA LAI/ KHÁCH SẠN, NHÀ NGHỈ TẠI GIA LAI
Ở đâu khi đi du lịch Gia Lai? Hầu hết các điểm tham quan đều tập trung ở Pleiku hoặc không quá xa thành phố. Vì vậy, bạn có thể đi về trong ngày rồi về thành phố Pleiku để nghỉ. Bạn có thể tham khảo một số nhà nghỉ, khách sạn dưới đây:
- Khách sạn Ialy (89 Hùng Vương, Tp. Pleiku), đt: 059.3824858
- Khách sạn Pleiku (124 Lê Lợi, Tp. Pleiku), đt: (059.3824628.
- Nhà khách Công Đoàn (89 Hùng Vương, Tp. Pleiku), đt: 059.3824073
- Khách sạn Tây Đô (130 Lê Lợi nối dài, thành phố Pleiku), sdt: 059.3824779, 059.3825533
- Nhà khách Hùng Vương (205 Hùng Vương, Tp. Pleiku),đt: 059.3824270
- Khách sạn Thuận Hải (96 Trần Phú, Tp. Pleiku), đt: 059.3824476
- Khách sạn 197 (197 Hùng Vương, Tp. Pleiku), đt: 059.3823659
- Nhà khách Hải Quan (18 Trần Hưng Đạo, Tp. Pleiku), đt: 059.3823756
- Nhà khách Tỉnh ủy (2 Lê Hồng Phong, Tp. Pleiku), đt: 059.3822080.
NÊN ĂN GÌ NGON KHI ĐI DU LỊCH GIA LAI/ ĐẶC SẢN, MÓN NGON Ở GIA LAI
Gia Lai có gì ngon? Điểm mặt 20+ đặc sản Gia Lai nổi tiếng vừa ăn vừa làm quà
Ăn gì khi du lịch Gia Lai? Bạn có thể tham khảo một số món ngon, đặc sản Gia Lai dưới đây:
- Bánh xèo bà Tám, địa chỉ ở ngã tư Trần Bình Trọng và Lê Hồng Phòng. Quán được đánh giá là ăn ngon, chỉ bán sáng và buổi trưa.
- Phở khô – đặc sản Gia Lai, bạn có thể ăn tại quán phở Hồng đường Nguyễn Văn Trỗi, quán Tàu Lý đường Trần Phú, quán Ngọc Linh đường Sư Vạn Hạnh, quán Ngọc Sơn đường Hùng Vương.
- Bánh mì bà Mỹ – địa chỉ số 89B Đinh tiên Hoàng chỉ bán chiều tối.
- Bánh mì Loan Phú – số 41 Sư Vạn Hạnh bán sáng tới trưa.
- Lụi bà Sáu số 122 Cao Bá Quát, được review là ngon và rẻ.
- Chè bà Dũng số 5 Nguyễn Thái Học hoặc chè Thái số 17 Võ Thị Sáu.
- Bánh canh Nhớ đường Phan Đình Phùng, bánh canh bà Bảy đường Cù Chính Lan bán chiều tối.
- Cơm gá quán Mỹ Tâm, đường Nguyễn Văn Trỗi. Quán Hải Nam, đường Hai Bà Trưng.
- Quán bún riêu quán Chi, đường Phan Đình Phùng.
- Ăn vặt tại Gia Lai có khu ăn uống đập Đức An, đường Thống Nhất có rất nhiều đồ ăn ngon bán vào chiều tối. Hoặc khu ăn uống đường Hùng Vương có nhiều món như: Trứng cút, gà nướng, cơm cháy chiên giòn… Quán bán chiều tối từ sau 17h. Hay khu công viên Diên Hồng.
ĐI ĐÂU, CHƠI GÌ Ở GIA LAI/ ĐIỂM THAM QUAN TẠI GIA LAI
Nên đi những đâu chơi khi du lịch Gia Lai? Bạn sẽ được khám phá rất nhiều địa danh nổi tiếng từ, di tích lịch sử cho tới khu du lịch, khu vui chơi giải trí…. Bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:
Tỉnh Gia Lai có gì chơi, Những nơi nhất định bạn phải ghé thăm khi đến Gia Lai
Tham quan Pleiku – thành phố duy nhất của tỉnh Gia Lai, điểm đến hấp dẫn bạn không nên bỏ qua.
Biển Hồ: Nằm ở phía Tây bắc của Pleiku, biển Hồ còn được gọi là hồ Tơ Nưng. Đây là hồ nước ngọt rộng lớn, có diện tích lên tới 228ha nên được gọi là biển Hồ. Du lịch Gia Lai khi ghé thăm địa điểm này bạn nên mặc ấm và có thể thuê một chiếc thuyền mộc để ngắm cảnh nhé. Ngoài ra, đi biển Hồ bạn cũng nên kết hợp với đi hồ chè.
Quảng trường Đại Đoàn Kết nằm trong lòng thành phố, nơi có tượng bác Hồ lớn nhất ở nước ta. Hoặc bảo tàng tỉnh Gia Lai nằm cạnh quảng trường miễn phí vé cũng là địa điểm bạn nên ghé.
Công viên Diên Hồng, đường Võ Trung Thành, Pleiku. Đây là công viên lớn nhất tỉnh có rất nhiều cây cổ thụ đẹp. Vé vào cửamiễn phí.
Núi Hàm Rồng – điểm tham quan nổi tiếng ở Gia Lai: Xã Chư H’drông, thành phố Pleiku. Đặc biệt, nếu bạn đi vào dịp cuối năm sẽ được chiêm ngưỡng mùa hoa dã quỳ nở rực rỡ tuyệt đẹp. Trên đỉnh núi Hàm Rồng có đài quan sát, bạn có thể ngắm xung quanh toàn bộ thành phố Pleiku.
Khu vực thị xã Chư Sê ở phía nam tỉnh Gia Lai, có nhiều điểm tham quan hấp dẫn như:
- Thác Phú Cường
- Thác Phú Cường
- Vườn quốc gia Kon Ka Kinh
Ngoài những địa điểm trên, bạn có thể tham quan đồi thông Hà Tam, thác Công Chúa, thác 9 tầng… Vào buổi tối bạn có thể tới đường cafe nổi tiếng như đường Hoàng Văn Thụ, đường Wuu…
Thảo luận về post này