Gia Lai có gì ngon? Điểm mặt 20+ đặc sản Gia Lai nổi tiếng vừa ăn vừa làm quà

Du khách có dịp đến vùng đất Gia Lai sẽ không chỉ có cơ hội ngắm những cảnh đồi núi mênh mông bất tận, hay tìm hiểu những phong tục tập quán của người dân nơi đây mà còn có cơ hội được thưởng thức những món ăn đặc sản ngon lạ, hấp dẫn không nơi nào có được.Gia Lai có gì ngon? Điểm mặt 20+ đặc sản Gia Lai nổi tiếng vừa ăn vừa làm quà.

Dac San Gia Lai Nemtv 01 1 1

Những món ăn truyền thống của Gia Lai ngon, nổi tiếng chắc chắn sẽ giúp bạn có thêm các bữa ăn ngon lành tại mảnh đất xinh đẹp này. Ngoài thưởng thức bạn cũng có thể mua về là quà cho người thân và bạn bè ở nhà nữa nhé.

Gia Lai có gì ngon? Đặc sản Gia Lai không thể không nhắc đến – Phở khô

Đây là một món ăn đặc sản Gia Lai không thể bỏ lỡ khi đi du lịch phố núi. Đứng đầu trong danh sách đặc sản ngon “trứ danh” và gây thương nhớ cho du khách, phở khô Gia Lai có gì mà đặc biệt đến vậy?

Phở khô hay còn gọi là phở hai tô là món ăn rất độc đáo và lạ miệng, vì độ ngon của nó mà nhiều người nói rằng ăn phở khô Gia Lai 1 tô là chưa đủ – “2 tô mới đủ đô”.

Trong khi nước lèo những loại phở khác sẽ được bỏ chung dùng với phở thì phở khô phố núi lại hoàn toàn khác biệt, người ta sẽ có 2 tô bao gồm một tô đựng phở và tô nước lèo, được để riêng khi thưởng thức.

Phở khô là đặc sản đứng đầu Gia Lai

Bánh phở khô phải được làm từ bột gạo cay, sợi nhỏ, dẻo dai để khi ăn sẽ được nhúng qua nước sôi cho sợi phở thêm dai, ngon và không bị vón cục. Kết hợp với phở là thịt gà xé nhỏ, thịt heo băm xào hành và những lát hành phi thơm lừng.

Tô nước lèo được ninh kỹ từ xương lợn để nước có vị ngọt và tùy theo khẩu vị mỗi người bạn có thể gọi một trong số các loại như thịt bò, gân bò, thịt gà trong tô nước lèo.

Khi thưởng thức người ta sẽ ăn kèm với rau sống và một bát tương đen để cảm nhận được hết vị ngon ngọt của món phở khô.

Cơm Lam – đặc sản Gia Lai thơm ngọt phố núi

Tại Gia Lai người ta gọi cơm lam là cơm nướng ống, là một trong những đặc sản Gia Lai thường xuất hiện trong các bữa ăn các gia đình ở vùng núi.

Món cơm này chế biến khá đơn giản, chỉ cần sử dụng ống nứa (hay còn gọi là vầu, lồ ô) tươi bít 1 đầu lại, sau đó cho gạo nương tuyển, óng, hạt to và rất thơm đã được ngâm vào.

Bước tiếp theo là đổ nước, dùng lá dong hoặc lá chuối rừng nút chặt lại, đặt lên bếp lửa và nướng đến khi cơm chín.

Cơm lam Gia Lai

Cơm sau khi nướng chín sẽ được xếp ra gọn gàng và ăn ngay khi cơm còn ấm nóng. Món cơm thơm mùi gạo nương chấm với muối sả lá é ớt rừng, hoặc dùng kèm với miếng thịt gà nướng sẽ tạo nên sức hút tuyệt vời cho món ăn.

Ngoài ra khi ăn kèm cơm với muối vừng thì tạo nên một thức quà dung dị mà khiến người ta liên tưởng đến những điều tươi đẹp trong những ngày thơ ấu.

Mật ong rừng Gia Lai

Một trong những món đặc sản Gia Lai khiến du khách thích thú nhất đó chính là mật ong rừng. Thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho Gia Lai một vùng đất badan màu mỡ, cây cối xanh tốt và xum xuê. Mỗi độ hoa cà phê hay dã quỳ nở rợp trời sẽ thu hút hàng nghìn con ong đến hút mật.

Mật ong là loại đặc sản Gia Lai giàu giá trị dinh dưỡng có thể mang về làm quà

Mật ong rừng Gia Lai có màu vàng sậm, càng để lâu mật càng trong và óng ánh rất hút mắt. Vị mật ngọt và thơm, đặc quánh, có độ dính cao và rất có lợi cho sức khỏe và da khi sử dụng.

Bún mắm cua

Bún mắm cua là món ăn rất đặc biệt, không phải ai cũng dễ ăn ngay từ lần đầu tiên nhưng khi đã thưởng thức và quen vị rồi thì nó trở thành món ăn đọng mãi trong mọi giác quan.

Để nấu ra được một bán bún mắm cua đúng vị Gia Lai và hợp khẩu vị, người làm phải thật tâm huyết và kỳ công mới chế biến ra được.

Trong một bán bún mắm cua có rất nhiều các loại nguyên liệu như cua đồng, bún, thịt ba chỉ, măng, chả hoặc nem, da lợn chiên giòn, bánh phồng tôm, các loại gia vị ớt, mắm nêm. Người ta thường ăn kèm các loại rau như giá, bắp chuối, xà lách, ngổ, kinh giới, rau thơm… Thành phần quan trọng và là linh hồn của món ăn này là cua đồng nên người chế biến chọn cua rất kỹ, đặc biệt là vào mùa mưa, cua đồng sẽ nhiều, thịt cua ngọt và chắc hơn mùa khô.

Bún mắm cua Gia Lai thoạt đầu có vẻ hơi khó ăn nhưng nếu đã biết ăn rồi thì rất dễ nghiện

Bún mắm cua có mùi mắm nguyên chất và nước cua lên men khá nồng nên có thể sẽ kén người ăn nhưng lại là món ăn lạ miệng và độc đáo, nếu ăn thử mà hợp chắc bạn có thể ăn cả 2 tô luôn đấy!

Bún mắm nêm

Lại là một món ăn cho những ai là tín đồ của bún rồi đây! Nếm TV muốn nhắc đến tiếp theo ở đây đó là bún mắm nếm – món ăn bình dị nhưng hương vị khó quên.

Sự hòa quyện của các loại gia vị sẽ làm nên một hương vị đặc trưng lạ lùng của bún nêm, mắm nêm sẽ là điểm nhấn ấn tượng nhất trong món ăn này.

Người ta sẽ chọn cá sau đó sơ chế sạch sẽ, ướp cùng với muối theo một tỷ lệ phù hợp rồi đem ủ. Từ 5-9 ngày khi mắm chuyển sang màu đỏ đồng sánh mịn, đặc quánh nom rất bắt mắt là có thể sử dụng được rồi.

Về Gia Lai bạn nhớ thưởng thức món bún mắm nêm đậm đà hương vị

Khi thưởng thức, bún sẽ được ăn kèm cùng chả, giò, thịt ba chỉ, trứng cuộn, hành phi… và một số loại rau ăn kèm như giá, xà lách, dưa leo… Hương vị của bún, phụ gia, các loại nguyên liệu và đặc biệt là loại mắm nêm được dày công chế biến hòa quyện vào nhau rất ấn tượng.

Món ăn tưởng như bình thường nhưng mỗi khi đến Gia Lai, người ta vẫn quyết tâm thưởng thức cho bằng được món bún nêm đặc sản Gia Lai vang tiếng gần xa.

Muối kiến vàng – loại  đặc sản Gia Lai độc nhất vô nhị

Món ăn gì mà kỳ lạ ngay từ cái tên gọi – muối kiến vàng?! Chắc có lẽ vì thế mà loại muối độc lạ này trở thành đặc sản Gia Lai chỉ nơi này mới có.

Có lẽ nhiều người sẽ kinh hãi hoặc thậm chí không dám ăn khi biết nguyên liệu loại đặc sản Gia Lai này làm từ kiến vàng ở vùng núi Gia Lai. Nhưng thực sự món này rất ngon, không tin bạn hãy đến Gia Lai và thưởng thức để biết đến sự hấp dẫn của nó nhé!

Muối kiến vàng là loại đặc sản Gia Lai có lẽ là ấn tượng và độc nhất vô nhị nhất

Để làm được món ăn này những nguời dân Gia Lai đã phải cất công lên những ngọn núi ở Krông Pa để bắt những con kiến vàng về làm muối.

Đầu tiên kiến được rang qua lửa cho chín tái rồi đem giã nhỏ cùng với muối hạt to, ớt thật cay, hành phi khô và các loại lá cây trên rừng.

Đây là một món đặc sản có một không hai của vùng này và thường được sử dụng để chấm thịt nướng tạo nên hương vị khác biệt.

Lẩu lá rừng

Được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho những vùng đất màu mỡ cùng những cánh rừng nguyên sinh xanh mướt nên một trong những món đặc sản của đồng bào Gia Lai không thể không kể đến đó là lẩu lá rừng.

Vì người ta sẽ ăn lẩu rau rừng hỗn hợp nên mỗi loại lá đều được chọn lựa rất kỹ và chúng không có độc tố hay phản ứng lẫn nhau.

Lẩu lá rừng chính là kinh nghiệm từ ngàn đời của đồng bào dân tộc bản địa đã đúc kết, họ tìm những loại rau có giá trị dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe để làm chế biến thành món ăn độc đáo và bổ dưỡng.

Du lịch Gia Lai mà được ăn món lẩu rừng nhâm nhi chén rượu vùng phố núi thì quả là tuyệt vời

Cùng với các loại lá thì mắm thịt và nem thính sẽ được cuốn vào lá, những thứ này hòa quyện vào nhau mang lại cảm giác mới lạ và không thể chối từ.

Bò một nắng

Bò một nắng là một trong những sản vật ở vùng cao và món ăn này tại đây thường tập trung về phố núi Krông Pa, một huyện cửa ngỏ miền núi tỉnh Gia Lai.

Cao nguyên Sơn Hoà lại là địa chỉ quá thuận lợi để cho ra những giống bò ngon nhất vì có đồng cỏ quanh năm xanh tốt chuyên chăn nuôi bò.

Ban đầu hương vị bò một nắng còn đơn sơ, nhưng khi giao thoa với văn hoá ẩm thực miền xuôi nó không còn đơn giản là những hương vị xưa cũ nữa mà trở nên đa vị hơn. Miếng bò mang hương vị của núi rừng đã trở nên đậm đà hơn khi hòa quyện với vị mặn mòi của xứ biển lân cận tạo nên loại đặc sản “một nắng hai sương” thu hút khách thưởng thức.

Bò một nắng chấm muối kiến vàng là món ăn đặc sản Gia Lai kì dị nhưng mà ngon hảo hạng

Thịt để làm bò một nắng thường là phần đùi hoặc thịt thăn của bò và chia nhỏ, ướp mắm muối, tiêu, sả, bột ngọt, ớt hiểm rồi mang phơi một lượt nắng. Sau khi phơi nắng hoặc sấy thì thịt sẽ chín dần và đem làm quà mời khách, bán hoặc thưởng thức cùng muối kiến vàng tạo nên thứ hương vị rất “Gia Lai”.

Nhắc đến đặc sản Gia Lai chớ có bỏ lỡ cà phê Pleiku

Uống cà phê Pleiku đã trở thành thói quen mỗi sáng của người Gia Lai. Họ bắt đầu ngày mới với tách cà phê vừa nóng vừa thơm, vị đắng ở đầu lưỡi tan dần thành vị ngọt đắng, chỉ cần một ly thôi đã đủ cho ngày dài tỉnh táo.

Cà phê Pleiku mang hương vị thơm ngon và hấp dẫn

Có lẽ đối với người dân Pleiku, cà phê không chỉ đơn thuần còn là một loại thức uống mà đã trở thành một phần trong cuộc sống thường nhật của họ.

Khi du lịch quê hương của mảnh đất Bazan này, bạn sẽ được ngắm nhìn những khu vườn cà phê tỏa mùi hương thơm ngát, được dạo quanh phố xá, dừng chân tại một quán nào đó gọi một tách cà phê để thưởng thức và lặng nhìn cuộc sống phố Núi chảy rất chậm và rất êm đềm.

5 / 5 ( 1 bình chọn )

Những món ăn truyền thống của Gia Lai ngon, nổi tiếng chắc chắn sẽ giúp bạn có thêm các bữa ăn ngon lành tại mảnh đất xinh đẹp này. Ngoài thưởng thức bạn cũng có thể mua về là quà cho người thân và bạn bè ở nhà nữa nhé.

Gia Lai có gì ngon? Đặc sản Gia Lai không thể không nhắc đến – Phở khô

Đây là một món ăn đặc sản Gia Lai không thể bỏ lỡ khi đi du lịch phố núi. Đứng đầu trong danh sách đặc sản ngon “trứ danh” và gây thương nhớ cho du khách, phở khô Gia Lai có gì mà đặc biệt đến vậy?

Phở khô hay còn gọi là phở hai tô là món ăn rất độc đáo và lạ miệng, vì độ ngon của nó mà nhiều người nói rằng ăn phở khô Gia Lai 1 tô là chưa đủ – “2 tô mới đủ đô”.

Trong khi nước lèo những loại phở khác sẽ được bỏ chung dùng với phở thì phở khô phố núi lại hoàn toàn khác biệt, người ta sẽ có 2 tô bao gồm một tô đựng phở và tô nước lèo, được để riêng khi thưởng thức.

Phở khô là đặc sản đứng đầu Gia Lai

Bánh phở khô phải được làm từ bột gạo cay, sợi nhỏ, dẻo dai để khi ăn sẽ được nhúng qua nước sôi cho sợi phở thêm dai, ngon và không bị vón cục. Kết hợp với phở là thịt gà xé nhỏ, thịt heo băm xào hành và những lát hành phi thơm lừng.

Tô nước lèo được ninh kỹ từ xương lợn để nước có vị ngọt và tùy theo khẩu vị mỗi người bạn có thể gọi một trong số các loại như thịt bò, gân bò, thịt gà trong tô nước lèo.

Khi thưởng thức người ta sẽ ăn kèm với rau sống và một bát tương đen để cảm nhận được hết vị ngon ngọt của món phở khô.

Cơm Lam – đặc sản Gia Lai thơm ngọt phố núi

Tại Gia Lai người ta gọi cơm lam là cơm nướng ống, là một trong những đặc sản Gia Lai thường xuất hiện trong các bữa ăn các gia đình ở vùng núi.

Món cơm này chế biến khá đơn giản, chỉ cần sử dụng ống nứa (hay còn gọi là vầu, lồ ô) tươi bít 1 đầu lại, sau đó cho gạo nương tuyển, óng, hạt to và rất thơm đã được ngâm vào.

Bước tiếp theo là đổ nước, dùng lá dong hoặc lá chuối rừng nút chặt lại, đặt lên bếp lửa và nướng đến khi cơm chín.

Cơm lam Gia Lai

Cơm sau khi nướng chín sẽ được xếp ra gọn gàng và ăn ngay khi cơm còn ấm nóng. Món cơm thơm mùi gạo nương chấm với muối sả lá é ớt rừng, hoặc dùng kèm với miếng thịt gà nướng sẽ tạo nên sức hút tuyệt vời cho món ăn.

Ngoài ra khi ăn kèm cơm với muối vừng thì tạo nên một thức quà dung dị mà khiến người ta liên tưởng đến những điều tươi đẹp trong những ngày thơ ấu.

Mật ong rừng Gia Lai

Một trong những món đặc sản Gia Lai khiến du khách thích thú nhất đó chính là mật ong rừng. Thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho Gia Lai một vùng đất badan màu mỡ, cây cối xanh tốt và xum xuê. Mỗi độ hoa cà phê hay dã quỳ nở rợp trời sẽ thu hút hàng nghìn con ong đến hút mật.

Mật ong là loại đặc sản Gia Lai giàu giá trị dinh dưỡng có thể mang về làm quà

Mật ong rừng Gia Lai có màu vàng sậm, càng để lâu mật càng trong và óng ánh rất hút mắt. Vị mật ngọt và thơm, đặc quánh, có độ dính cao và rất có lợi cho sức khỏe và da khi sử dụng.

Bún mắm cua

Bún mắm cua là món ăn rất đặc biệt, không phải ai cũng dễ ăn ngay từ lần đầu tiên nhưng khi đã thưởng thức và quen vị rồi thì nó trở thành món ăn đọng mãi trong mọi giác quan.

Để nấu ra được một bán bún mắm cua đúng vị Gia Lai và hợp khẩu vị, người làm phải thật tâm huyết và kỳ công mới chế biến ra được.

Trong một bán bún mắm cua có rất nhiều các loại nguyên liệu như cua đồng, bún, thịt ba chỉ, măng, chả hoặc nem, da lợn chiên giòn, bánh phồng tôm, các loại gia vị ớt, mắm nêm. Người ta thường ăn kèm các loại rau như giá, bắp chuối, xà lách, ngổ, kinh giới, rau thơm… Thành phần quan trọng và là linh hồn của món ăn này là cua đồng nên người chế biến chọn cua rất kỹ, đặc biệt là vào mùa mưa, cua đồng sẽ nhiều, thịt cua ngọt và chắc hơn mùa khô.

Bún mắm cua Gia Lai thoạt đầu có vẻ hơi khó ăn nhưng nếu đã biết ăn rồi thì rất dễ nghiện

Bún mắm cua có mùi mắm nguyên chất và nước cua lên men khá nồng nên có thể sẽ kén người ăn nhưng lại là món ăn lạ miệng và độc đáo, nếu ăn thử mà hợp chắc bạn có thể ăn cả 2 tô luôn đấy!

Bún mắm nêm

Lại là một món ăn cho những ai là tín đồ của bún rồi đây! Nếm TV muốn nhắc đến tiếp theo ở đây đó là bún mắm nếm – món ăn bình dị nhưng hương vị khó quên.

Sự hòa quyện của các loại gia vị sẽ làm nên một hương vị đặc trưng lạ lùng của bún nêm, mắm nêm sẽ là điểm nhấn ấn tượng nhất trong món ăn này.

Người ta sẽ chọn cá sau đó sơ chế sạch sẽ, ướp cùng với muối theo một tỷ lệ phù hợp rồi đem ủ. Từ 5-9 ngày khi mắm chuyển sang màu đỏ đồng sánh mịn, đặc quánh nom rất bắt mắt là có thể sử dụng được rồi.

Về Gia Lai bạn nhớ thưởng thức món bún mắm nêm đậm đà hương vị

Khi thưởng thức, bún sẽ được ăn kèm cùng chả, giò, thịt ba chỉ, trứng cuộn, hành phi… và một số loại rau ăn kèm như giá, xà lách, dưa leo… Hương vị của bún, phụ gia, các loại nguyên liệu và đặc biệt là loại mắm nêm được dày công chế biến hòa quyện vào nhau rất ấn tượng.

Món ăn tưởng như bình thường nhưng mỗi khi đến Gia Lai, người ta vẫn quyết tâm thưởng thức cho bằng được món bún nêm đặc sản Gia Lai vang tiếng gần xa.

Muối kiến vàng – loại  đặc sản Gia Lai độc nhất vô nhị

Món ăn gì mà kỳ lạ ngay từ cái tên gọi – muối kiến vàng?! Chắc có lẽ vì thế mà loại muối độc lạ này trở thành đặc sản Gia Lai chỉ nơi này mới có.

Có lẽ nhiều người sẽ kinh hãi hoặc thậm chí không dám ăn khi biết nguyên liệu loại đặc sản Gia Lai này làm từ kiến vàng ở vùng núi Gia Lai. Nhưng thực sự món này rất ngon, không tin bạn hãy đến Gia Lai và thưởng thức để biết đến sự hấp dẫn của nó nhé!

Muối kiến vàng là loại đặc sản Gia Lai có lẽ là ấn tượng và độc nhất vô nhị nhất

Để làm được món ăn này những nguời dân Gia Lai đã phải cất công lên những ngọn núi ở Krông Pa để bắt những con kiến vàng về làm muối.

Đầu tiên kiến được rang qua lửa cho chín tái rồi đem giã nhỏ cùng với muối hạt to, ớt thật cay, hành phi khô và các loại lá cây trên rừng.

Đây là một món đặc sản có một không hai của vùng này và thường được sử dụng để chấm thịt nướng tạo nên hương vị khác biệt.

Lẩu lá rừng

Được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho những vùng đất màu mỡ cùng những cánh rừng nguyên sinh xanh mướt nên một trong những món đặc sản của đồng bào Gia Lai không thể không kể đến đó là lẩu lá rừng.

Vì người ta sẽ ăn lẩu rau rừng hỗn hợp nên mỗi loại lá đều được chọn lựa rất kỹ và chúng không có độc tố hay phản ứng lẫn nhau.

Lẩu lá rừng chính là kinh nghiệm từ ngàn đời của đồng bào dân tộc bản địa đã đúc kết, họ tìm những loại rau có giá trị dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe để làm chế biến thành món ăn độc đáo và bổ dưỡng.

Du lịch Gia Lai mà được ăn món lẩu rừng nhâm nhi chén rượu vùng phố núi thì quả là tuyệt vời

Cùng với các loại lá thì mắm thịt và nem thính sẽ được cuốn vào lá, những thứ này hòa quyện vào nhau mang lại cảm giác mới lạ và không thể chối từ.

Bò một nắng

Bò một nắng là một trong những sản vật ở vùng cao và món ăn này tại đây thường tập trung về phố núi Krông Pa, một huyện cửa ngỏ miền núi tỉnh Gia Lai.

Cao nguyên Sơn Hoà lại là địa chỉ quá thuận lợi để cho ra những giống bò ngon nhất vì có đồng cỏ quanh năm xanh tốt chuyên chăn nuôi bò.

Ban đầu hương vị bò một nắng còn đơn sơ, nhưng khi giao thoa với văn hoá ẩm thực miền xuôi nó không còn đơn giản là những hương vị xưa cũ nữa mà trở nên đa vị hơn. Miếng bò mang hương vị của núi rừng đã trở nên đậm đà hơn khi hòa quyện với vị mặn mòi của xứ biển lân cận tạo nên loại đặc sản “một nắng hai sương” thu hút khách thưởng thức.

Bò một nắng chấm muối kiến vàng là món ăn đặc sản Gia Lai kì dị nhưng mà ngon hảo hạng

Thịt để làm bò một nắng thường là phần đùi hoặc thịt thăn của bò và chia nhỏ, ướp mắm muối, tiêu, sả, bột ngọt, ớt hiểm rồi mang phơi một lượt nắng. Sau khi phơi nắng hoặc sấy thì thịt sẽ chín dần và đem làm quà mời khách, bán hoặc thưởng thức cùng muối kiến vàng tạo nên thứ hương vị rất “Gia Lai”.

Nhắc đến đặc sản Gia Lai chớ có bỏ lỡ cà phê Pleiku

Uống cà phê Pleiku đã trở thành thói quen mỗi sáng của người Gia Lai. Họ bắt đầu ngày mới với tách cà phê vừa nóng vừa thơm, vị đắng ở đầu lưỡi tan dần thành vị ngọt đắng, chỉ cần một ly thôi đã đủ cho ngày dài tỉnh táo.

Cà phê Pleiku mang hương vị thơm ngon và hấp dẫn

Có lẽ đối với người dân Pleiku, cà phê không chỉ đơn thuần còn là một loại thức uống mà đã trở thành một phần trong cuộc sống thường nhật của họ.

Khi du lịch quê hương của mảnh đất Bazan này, bạn sẽ được ngắm nhìn những khu vườn cà phê tỏa mùi hương thơm ngát, được dạo quanh phố xá, dừng chân tại một quán nào đó gọi một tách cà phê để thưởng thức và lặng nhìn cuộc sống phố Núi chảy rất chậm và rất êm đềm.

5 / 5 ( 1 bình chọn )