Kinh nghiệm du lịch phượt Gia Lai từ A đến Z, Phát hiện thác Xung Khoeng – thác nước đẹp có 1-0-2 của Gia Lai

Núi rừng Gia Lai chắc chắn có thể làm hài lòng khách đến thăm (Ảnh sưu tầm)

Đối với những ai ưu thích phiêu lưu mạo hiểm, muốn có một chuyến “phượt” thật “chất”, thật “đã đời” thì vùng đất Tây Nguyên với những cao nguyên rộng lớn, xanh thẳm sẽ là lựa chọn vô cùng tuyệt vời, mà trong đó Gia Lai có lẽ sẽ là điểm đến lý tưởng mà bạn tuyệt đối không nên bỏ qua.

Kinh nghiệm du lịch phượt Gia Lai từ A đến Z

Giới thiệu chung về Gia Lai

Gia Lai vốn là một tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên rộng lớn, nổi tiếng gần xa với hương vị cafe thơm ngon đậm đà. Cái tên Gia Lai có nguồn gốc từ chữ “Jarai”, vốn là tên của dân tộc bản địa  sinh sống ở nơi đây. Nhắc đến Gia Lai, người ta thường nhớ ngay đến những cánh rừng nguyên sinh rộng lớn, thiên nhiên hùng vĩ bao la với những thác, ghềnh trải dài theo sườn núi, hay đồi chè, đồi cafe bạt ngàn cùng những đàn voi. Chính không gian xanh thoáng đãng cùng với những cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ ấy đã biến vùng đất cao nguyên này trở thành địa điểm nổi tiếng khách du lịch cũng như các “phượt thủ”.

Hoa cà phê nở trắng đồi ở Gia Lai (Ảnh sưu tầm)

Đồi cafe chín đỏ (Ảnh sưu tầm)

Con người Gia Lai thân thiện dễ mến (Ảnh sưu tầm)

Thời điểm nên đi phượt

Khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa đã đem đến cho Gia Lai bầu không khí có độ ẩm cao do có lượng mưa lớn. Khí hậu Gia Lai chia khá rõ ràng hai mùa mưa (từ khoảng tháng 5 đến tháng 10) và mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4). Tuy nhiên do đặc thù địa hình cũng như các tuyến đường di chuyển chính là đường đồi núi nên việc lượng mưa lớn trong mùa mưa sẽ khiến cho việc đi lại vô cùng khó khăn cũng như nguy hiểm nên tốt nhất bạn chỉ nên đi trong khoảng thời gian mùa khô.

Những thửa ruộng men theo sườn núi ở Gia Lai (Ảnh sưu tầm)

Thời điểm cuối năm vào khoảng tháng 11, 12 là khoảng thời gian thuận lợi cũng như phù hợp nhất bởi đây là lúc Gia Lai “nhuộm” mình trong màu vàng của lúa chín và hoa dã quỳ. Đây cũng là khoảng thời gian mà người dân tộc tổ chức các lễ hội truyền thống của họ như: Lễ mừng lúa mới, lễ ăn cơm mới, liên hoan cồng chiêng, lễ hội cúng làng cuối năm hay lễ hội đâm trâu, lễ bỏ mả. Còn nếu bạn muốn đến thăm những đồi cà phê thì tháng 3 sẽ là thời điểm phù hợp nhất bởi đây là lúc hoa cà phê nở rộ nhất.

Hoa dã quỳ nở rực rỡ trên những triền đồi (Ảnh sưu tầm)

Những vật dụng nên mang theo khi “phượt”

Các cách di chuyển đến Pleiku – Gia Lai

Đi từ thành phố Hồ Chí Minh: Các bạn có thể mua vé xe ghế ngồi hoặc giường nằm (giá khoảng 200.000 – 300.000VND/ lượt) tại bến xe Miền Đông. Tuyến Sài Gòn – Gia Lai đối với xe giường nằm sẽ đi mất khoảng 8h và thường xuất phát vào buổi tối. Một số nhà xe tham khảo:

Xe Hưng Thành: xuất phát lúc 19h

Xe Gia Phúc: xuất phát lúc 19h30

Ngoài ra có các nhà xe khác như: xe Hồng Hà, xe Mai Linh, xe Thuận Hưng.

+ Xe Quân Trung: Hà Nội – Gia Lai, chạy từ Giáp Bát 8h30-14h, từ bến xe Đức Long lúc 9h-14h.

+ Xe Hồng Hải: Hà Nội – Gia Lai, từ Giáp Bát 8h30-14h.

+ Xe Việt Hưng: Gia Lai – Hà Nội, xuất phát lúc 7h30 – 14h.

+ Xe Thuận Hưng: Gia Lai – Hà Nội, xuất phát lúc 14h45.

+ Xe Đak Pơ: An Khê – Hà Nội, xuất phát lúc 7h.

+ Xe Long Vân: Phúc Thắng – Đức Cơ – Hà Nội, xuất phát ở Đức Cơ lúc 8h.

+ Xe Kbang: Kbang – Đức Cơ – Hà Nội, xuất phát từ Kbang lúc 8h.

+ Xe Hồng Hải: Đà Nẵng – Gia Lai, 8h30-20h30.

+ Xe Hồng Hải: Vinh – Gia Lai, 8h30-14h.

+ Xe Mai Linh: Đà Nẵng – Gia Lai, xuất phát 20h45.

+ Xe Hồng Hải: Đà Nẵng – Gia Lai, xuất phát lúc 19h45.

+ Xe Thuận Tiến: Đà Nẵng – Gia Lai, xuất phát lúc 21h.

+ Xe Thuận Thảo: Tuy Hòa – Gia Lai, xuất phát lúc 6h30 từ Tuy Hòa, 13h30 từ Gia Lai.

+ Xe Liên Hưng: Nha Trang – Gia Lai, xuất phát lúc 18h30.

+ Xe Mai Linh: Nha Trang – Gia Lai, xuất phát lúc 7h.

+ Xe Hoài Phương: Nha Trang – Gia Lai, xuất phát lúc 16h.

Gia Lai cũng có sân bây Pleiku nằm cách trung tâm thành phố chỉ khoảng 4km với các chuyến bay tới Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh với tần suất khá thường xuyên. Tuy nhiên, việc di chuyển bằn máy bay đến Gia Lai sẽ hơi đắt hơn tới các tỉnh Tây Nguyên khác. Sau khi đến sân bay rồi thì bạn có thể chọn các phương tiện khác nhau để di chuyển vào thành phố, phổ biến nhất là taxi (taxi ở đây chạy tính tiền theo km chứ không có dịch vụ trọn gói như các sân bay khác)

Phương tiện đi lại ở Gia Lai

Việc di chuyển ở Gia Lai cũng khá thuận lợi, bạn hoàn toàn có thể hỏi thuê xe máy hoặc xe đạp ở các nhà nghỉ, khách sạn để chủ động hơn trong việc đi lại cũng như thời gian. Cũng như những điểm du lịch khác, giá thuê xe thường sẽ giao động trong khoảng từ 150.000 – 200.000VND/ngày.

Ngoài ra, nếu bạn muốn di chuyển đến các thành phố khác hay đi xa hơn thì có thể chọn đi taxi, thuê ô tô (đối với nhóm đông người) hoặc xe bus.

Một số tuyến xe bus khởi hành từ thành phố Pleiku:

Những địa điểm nên đến

Biển hồ T’ Nưng

Cái tên “T’ Nưng” vốn có ý nghĩa là “biển trên núi”. Xứng với cái tên của mình, biển hồ T’ Nưng là một hồ nước lớn nhất của cả khu vực với khối lượng nước khổng lồ dù không có sông hay suối chảy vào, có độ sâu trung bình vào khoảng 16- 20m. Đây vốn là một hồ nước tự nhiên được hình thành nhờ vào 3 miệng núi lửa cổ thông với nhau từ ngày xưa, tạo thành 3 phễu trũng. Miệng hồ vốn là miệng núi lửa nhô cao nên dù đứng từ xa cũng có thể nhìn thấy rất rõ. Lượng nước ngọt khổng lồ chứa trong hồ cùng rất nhiều loại cá khác nhau chính là nguồn cung  cho cuộc sống hàng ngày của người dân tộc nơi đây cũng như là điểm đến nổi tiếng cho khách du lịch mỗi khi về thăm Gia Lai.

Biển hồ T’ Nưng là một hồ nước tự nhiên vô cùng rộng lớn (Ảnh sưu tầm)

Làn nước trong vắt là nguồn cung nước sinh hoạt cho nhiều người dân nơi đây (Ảnh sưu tầm)

Cây cối rợp bóng xung quanh biển hồ (Ảnh: Instagram Neo)

Nơi đây từ lâu đã trở thành điểm đến du lịch yêu thích của nhiều người (Ảnh sưu tầm)

Núi Hàm Rồng vẫn thường được ví như nóc nhà của Pleiku với chiều cao trên 1000m trên mực nước biển. Ngọn núi này vốn là một ngọn núi lửa cổ nay đã ngừng hoạt động, để lại phù sa màu mỡ nuôi dưỡng cho các loại hoa màu cũng như là rừng cây nơi đây. Từ trên cao nhìn xuống, đỉnh núi trông như một chiếc phễu màu xanh khổng lồ với mây mù lượn lờ xung quanh. Nếu có cơ hội, bạn nên đến thăm núi vào buổi sớm để tận hưởng không khí sớm mai trong lành, chiêm ngưỡng những giọt sương sớm chưa kịp tan trên từng ngọn cây cũng như làn sương khói mỏng giăng quanh mình.

Núi Hàm Rồng nhìn từ xa được bao phủ trong làn sương khói (Ảnh sưu tầm)

Phù sa màu mỡ nơi đây là điều kiện tuyệt vời cho việc canh tác các loại hoa màu (Ảnh sưu tầm)

Chùa Minh Thành vốn là điểm du lịch tâm linh vô cùng nổi tiếng của tình Gia Lai, đặc biệt là đối với khách hành hương. Ngôi chùa này đẹp nhất là vào buổi hoàng hôn hoặc bình minh, khi làn sương khói bảng lảng vẫn còn đọng lại trên những mái hiên cong của ngôi chùa.

Lối kiến trúc vô cùng độc đáo của ngôi chùa (Ảnh: Instagram @Stevie_trieu)

Ảnh: Instagram Quanh Ki

Ngọn tháp nổi tiếng của chùa (Ảnh: Instagram Dat Nguyen)

Tháp chuông chùa Minh Thành (Ảnh: Instagram TJ Biddle)

Lại thêm một ngọn núi lửa nữa góp tên vào danh sách thắng cảnh núi lửa của Gia Lai. Chư Đăng Ya thuộc địa phận làng Ploi Lagri, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh. Cũng như núi Hàm Rồng, Chư Đăng Ya đã ngừng hoạt động được hàng triệu năm và cũng có hình dáng như một chiếc phễu. Nham thạch ngày xưa đi qua đã để lại nơi đây cả một dải đất đỏ bazan màu mỡ đầy phù sa, là nơi lý tưởng cho việc canh tác, nuôi trồng hoa màu của người dân địa phương. Không những vậy, Chư Đăng Ya còn có rất nhiều cây cổ thụ nhiều năm tuổi, tỏa bóng xum xuê cùng thảm hoa nở rực rỡ trải dài theo triền núi.

Chư Đăng Ya đẹp tuyệt vời trong màu xanh của cây cối và những thửa ruộng (Ảnh sưu tầm)

Những cây cổ thụ rợp bóng ở Chư Đăng Ya (Ảnh sưu tầm)

Cứ mỗi độ hoa nở là nơi đây lại ngập tràn màu vàng của hoa dã quỳ (Ảnh sưu tầm)

Nằm bên bờ sông Sê San, thuộc địa bàn xã Yaly, huyện Chưpăh, tỉnh Gia Lai, hồ thủy điện Yaly là công trình thủy điện lớn nhất khu vực Tây Nguyên cũng như hệ thống 9 bậc thang thủy điện nằm dọc theo con sông Sê San. Thác Yaly xưa kia vốn đã nổi tiếng là thác nước lớn với vẻ đẹp hùng vĩ, đứng sừng sững giữa núi rừng Tây Nguyên. Công trình xây dựng nhà máy thủy điện Yaly không những không phá hỏng đi đẹp thiên nhiên hoang dã nơi đây, mà còn thêm cho cảnh vật chút mới mẻ đến từ bàn tay con người, hòa quyện và dung hòa với nhau giữa đất trời bao la. Mặt hồ rộng, trong suốt như tấm gương khổng lồ phản chiếu mây trời cùng với cây cỏ xung quanh. Khí hậu Tây Nguyên có thể khô nóng nhưng chỉ cần đứng cạnh hồ nước này mà tận hưởng từng làn gió mát thổi qua mặt hồ thôi cũng có thể xua tan đi mọi cái nóng cũng như hít trọn vào lồng ngực không khí trong lành mà chỉ núi rừng mới có. Đây cũng là điểm đến lý tưởng cho một chuyến dã ngoại, tụ tập bạn bè.

Núi non hùng vĩ bao bọc xung quanh hồ (Ảnh: Instagram Minhphu0511)

Đây là điểm đến yêu thích của các hội “cạ cứng” khi đi du lịch Gia Lai (Ảnh: Instagram Mmilll)

Đây là điểm đến yêu thích của các hội “cạ cứng” khi đi du lịch Gia Lai (Ảnh: Instagram Mmilll)

Đây là điểm đến yêu thích của các hội “cạ cứng” khi đi du lịch Gia Lai (Ảnh: Instagram Mmilll)

Với độ cao 45m của mình, thác Phú Cường có thể xem là một trong những thác nước đồ sộ và tráng lệ, hùng vĩ nhất Gia Lai. Hoang sơ có lẽ là đặc điểm nổi bật nhất của ngọn thác này, khi mà nó vốn tồn tại trên nền nham thạch của ngọn ngọn núi lửa đã ngưng hoạt động từ lâu. Đến thăm thác Phú Cường, bạn sẽ được đắm chìm vào cả một không gian thiên nhiên bao la với rừng cây, núi đá mà nổi bật trên đá là cả một ngọn thác khổng lồ chảy từ vách đá cao xuống, tung bọt nước trắng xóa cùng dòng suối La Peet nơi thác đổ xuống. Khách đến thăm còn có thể hòa mình vào dòng nước trong mát ấy, trèo lên vài phiến đá cao để nhảy xuống nước hoặc chỉ đơn giản là ngồi bên thác nước, dưới một bóng râm nào đó mà tán gẫu với bạn bè.

Thác Phú Cường (Ảnh sưu tầm)

Ngọn thác này vốn chảy trên nền nham thạch của một ngọn núi lửa đã dừng hoạt động từ lâu (Ảnh sưu tầm)

Thác Phú Cường mỗi mùa nước về (Ảnh sưu tầm)

Tây Nguyên vốn vẫn luôn nổi tiếng là vùng đất của núi rừng và những thác nước. Thác Xung Khoeng thuộc địa phận của xã La Me, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, cũng là một ngọn thác lớn trải rộng trên nền địa hình khá bằng phẳng. Xung Khoeng mang đến cho người ta cảm giác khá thư thái, bình yên mỗi khi đến thăm. Nền trời cao thăm, được bao bọc bởi rừng cây núi đá, nước chảy xuống từ thác đã hợp cùng cỏ cây xung quanh tạo thành cả một mặt hồ lớn, trở thành điểm đến yêu thích cho những ai muốn được thư giãn, hòa mình với thiên nhiên.

Thác Xung Khoeng đem lại cho khách đến thăm cảm giác khá bình yên (Ảnh sưu tầm)

Một nhánh nước của thác (Ảnh sưu tầm)

Đồi thông Hà Tam nằm ở xã Hà Tam, huyện Đăk Pơ, được nhiều người ví như phiên bản Tây Nguyên của rừng thông Đà Lạt, đầy chất mộng mơ, huyền ảo. Hà Tam có cả một hệ thống nhiều chủng loại thông khác nhau với sức sống mãnh liệt, phân bổ ở nhiều độ tuổi khác nhau, từ những cây non mới trồng cho đến những cây nhiều năm tuổi nay đã thành cổ thụ, bán kính thân cây lớn đến mức mà phải vài người ôm mới hết. Không những vậy, con đường lên đồi thông còn có một ngọn thác nằm nổi bật giữa màu xanh bạt ngàn của cả đồi thông.

Con đường nhỏ giữa đồi thông Hà Tam (Ảnh sưu tầm)

Đồi thông bao la rộng lớn (Ảnh sưu tầm)

Kon Ka Kinh là một trong năm vườn quốc gia duy nhất được công nhận là vườn di sản ASEAN. Cùng với thiên nhiên bao la được bảo tồn đầy đủ đa dạng sinh học, nơi đây còn là hệ sinh thái nuôi dưỡng hàng loạt loài voọc chà và chân xám, loài vật đang có nguy cơ tuyệt chủng. Đây cũng là điểm du lịch yêu thích của nhiều người mỗi lần về thăm thiên nhiên bởi đặc thù môi trường sinh thái rợp bóng cây xanh cùng bầu không khí trong lành.

Voọc ở vườn quốc gia Kon Ka Kinh (Ảnh sưu tầm)

Nơi nghỉ chân dưới bóng cây (Ảnh sưu tầm)

Ánh nắng xuyên qua tán lá ở Kon Ka Kinh (Ảnh sưu tầm)

Green Bamboo Hotel

Địa chỉ: 18 Lê Lai, Tây Sơn, Thành phố Pleiku, Gia Lai
Chất lượng: 3*

Green Bamboo hotel có vị trí địa lí khá thuận lợi cho việc di chuyển, chỉ cách sân bây Pleiku khoảng 3km, lại gần các trung tâm hành chính cũng khu trung tâm mua sắm của tỉnh Gia Lai. Không những vậy, Green Bamboo cũng có cơ sở vật chất khang trang với đầy đủ tiện nghi cho khách đến ở.

Không gian ấm cúng bên trong khách sạn (Ảnh sưu tầm)

Mỗi phòng đều có đầy đủ tiện nghi (Ảnh sưu tầm)

Duc Long Gia Lai 2 Hotel

Địa chỉ: 01 Cù Chính Lan, Diên Hồng, Thành phố Pleiku, Gia Lai
Tiêu chuẩn: 3*

Điểm đáng lưu ý của Đức Long Gia Lai 2 là khách sạn này cung cấp các phòng nghỉ với view nhìn được xuống phố phường xung quanh. Ngoài ra, đây sẽ là điểm dừng chân lý tưởng cho những ai muốn đến thăm biển hồ T’ Nưng bởi khoảng cách gần. Khách sạn này cũng cung cấp đầy đủ các tiện ích cho khách hàng.

Bên trong khách sạn Đức Long (Ảnh sưu tầm)

Tinhgialai,vn mong rằng với tất cả những thông tin này, bạn sẽ có một chuyến “phượt” Gia Lai thật “chất”, thật vui, và đừng quên chia sẻ cảm nhận của mình với Tinhgialai,vn nhé.

Phát hiện thác Xung Khoeng – thác nước đẹp có 1-0-2 của Gia Lai

Gia Lai – tỉnh thành lớn thứ hai Việt Nam nổi tiếng với nhiều thác nước khổng lồ tuyệt đẹp và

thác Xung Khoeng là một trong những thác nước hùng vỹ nhất nơi đây. Chỉ cách thành phố Pleiku chừng 30 cây số về hướng Tây Nam, bạn có thể dễ dàng đến đây để ngắm nhìn vẻ đẹp tráng lệ của thác nước này đó.

Cách thành phố Pleuku khoảng 30km đi về phía Tây Nam, thác Xung Khoeng Gia Lai hiện ra với độ cao lên đến 40m (Ảnh ST)

Thuộc địa phận xã La Me, huyện Chư Hơ Rông xinh đẹp, xung quanh được bao phủ bởi những ngọn núi cao và khung cảnh rừng cây rậm rạp, Thác Xung Khoeng Gia Lai hiện ra với độ cao lên tới 40m giống như một tấm lụa trắng tinh khôi vắt ngang lưng chừng núi. Thác nước này chảy suốt ngày suốt đêm với những dòng nước chảy xiết  tung bọt trắng xóa, nếu quan sát từ xa bạn sẽ thấy như có lớp khói mờ ảo, trắng đục hiện ra làm thác nước trở nên kỳ diệu hơn, với chiều cao 40m như thế, dòng thác đổ xuống làm xóa tan sự yên bình của mặt nước bên dưới.

Nước từ trên cao đổ xuống tựa như những bông tuyết bay phủ kín cả một khoảng không rộng lớn (Ảnh ST)

Nếu được nhìn từ trên cao sẽ thấy mặt thác rất lớn, trải rộng và khá bằng phẳng chứ không mấp mô như thác nước khác. Dòng thác đổ xuống theo triền đá uốn cong điêu luyện và mềm mại, đập vào những tảng đá nhô lên trên khỏi mặt nước tạo ra những bọt trắng xóa như những bông tuyết vậy.

Thác Xung Khoeng như một dải lụa trắng nổi bật giữa nền xanh của núi rừng (Ảnh ST)

Nhìn từ trên cao sẽ thấy mặt thác rất lớn, trải rộng và khá bằng phẳng (Ảnh ST)

Xuống tới phía dưới để ngâm mình vào trong dòng nước trong xanh mát lành, bạn có thể ngồi trên những tảng đá rêu phong phủ kín, để đôi chân thư giãn dưới dòng nước trôi êm đềm, cảm nhân được dòng nước đang chảy qua khe chân, thấy buồn buồn chân như được ai đó mát xa, cảm giác thật là thích. Các dòng nước đổ xuống trên đỉnh thác Xung Khoeng len lỏi qua từng tảng đá lớn hay những viên đá nhỏ dưới đáy, len lỏi trên cả những thảm cỏ xanh rờn tạo thành một vùng nước mênh mông được bao phủ xung quanh là những vách đá, rừng núi, cỏ cây, chỉ muốn lưu giữ lại trong trí nhớ khung cảnh đẹp đến xuyến xao trong lòng này.

Nước thác từ trên cao đổ xuống mặt nước bằng phẳng trải rộng đến như vô tận, uốn khúc theo những triền đá (Ảnh ST)

Ngồi trên những tảng đá rêu phong phủ kín, để đôi chân thư giãn dưới dòng nước trôi êm đềm thật là tuyệt (Ảnh ST)

Bạn cũng có thể ngước nhìn lên bầu trời xanh thẳm trên cao, nhìn những ánh mây trắng lững lờ trôi, nhìn những tia nắng long lanh, lung linh xuyên qua các tán cây, nhìn khung cảnh thác nước hùng vỹ đổ xuống, nghe tiếng nước đập vào tảng đá với âm thanh trầm hùng tưởng chừng không bao giờ dừng lại như tiếng cồng, tiếng trống chiêng ở các bản làng xung quanh vào mùa lễ hội,  nghe tiếng chim rừng hót líu lo, ríu rít, tiếng lá rừng xào xạc khi có cơn gió thổi qua,… một bản nhạc rộn ràng của thiên nhiên và núi rừng ở nơi đây, cho bạn cảm giác thư giãn, sảng khoái vô cùng, dù có đang bị khó chịu, lo toan, mệt nhọc với cuộc sống xô bồ ngoài kia nhưng đứng trong khung cảnh này thì những điều đó tự nhiên tan biến hết đi đâu đó.

Thác Xung Khoeng là một trong những điểm đến du lịch Gia Lai rất lý thú, chinh phục khá nhiều du khách khi có dịp đến thăm (Ảnh ST)

Lặng nghe tiếng nước đập vào tảng đá với âm thanh trầm hùng tưởng chừng không bao giờ dừng lại như tiếng cồng, tiếng trống chiêng ở bản làng (Ảnh ST)

Ngoài ngắm nhìn thác Xung Khoeng, bạn có thể ghé tham quan núi Chư Hơ Rông, cũng thuộc huyện Chư Hơ Rông luôn, nếu chinh phục được ngọn núi này, thì bạn sẽ chiêm ngưỡng toàn cảnh Gia Lai ở độ cao 1600m, quá tuyệt đúng không nào. Đứng ở núi và trông ra thác nước Xung Khoeang thì mới thấy hết được cái vẻ hùng tráng của nó, ngắm nhìn mây trời non nước đẹp ngất ngây, hít thở bầu không khí trong lành trên cao sẽ cho bạn trải nghiệm mới vô cùng thích thú và sung sướng đấy.

Bạn cũng có thể chinh phục núi Chư Hơ Rông cao tới 1600m có nguồn gốc từ ngọn núi lửa đã tắt từ lâu (Ảnh ST)

Nơi đây ngày càng thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm, chinh phục, điều đó cho thấy đây thực sự là điểm đến hấp dẫn mà bạn cần có trong lịch trình khám phá các địa điểm mới lạ của tỉnh Gia Lai nói riêng và vùng đất Tây Nguyên nói chung. Vậy thì còn chần chừ gì mà không xách ba lô lên và đi ngay đến thác Xung Khoeng đẹp hùng vĩ này nhỉ, chắc chắn bạn sẽ trầm trồ vì thích thú cho xem.

XEM THÊM : Top 12 khách sạn Gia Lai “trên cả tuyệt vời” bạn nhất định phải đến, đặc sản Gia Lai làm quà nổi tiếng phải thử